Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan giảm khoảng 2 USD/tấn so với tuần trước, chào bán ở mức từ 379-383 USD/tấn (gạo 5% tấm), 368-372 USD/tấn (gạo 25% tấm).
Xuất khẩu gạo 5% tấm của Ấn Độ có giá 368-372 USD/tấn, gạo 25% tấm có giá 338-342 USD/tấn, tương đương so với tuần trước đó. Lý giải về nguyên nhân giá gạo tăng, các thương nhân cho biết, do nhu cầu xuất khẩu của các nước tăng.
Thông tin từ VFA cũng cho biết, thông cáo của Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp (MAFF) Nhật Bản, nước này tổ chức đấu thầu mua và bán đồng thời (SBS) vào ngày 24.9.2021 nhằm mua khoảng 25.000 tấn gạo. Buổi đấu thầu sẽ được diễn ra vào lúc 11 giờ và 12 giờ trưa theo giờ Nhật Bản. Đây là gói thầu nhập khẩu SBS đầu tiên do Nhật Bản phát hành trong năm tài chính 2021 (4.2021-3.2022), tạo cơ hội cho các nước xuất khẩu gạo trong đó có Việt Nam.
Tiêu thụ lúa tại đồng bằng sông Cửu Long cũng khả quan hơn so với trước. Cụ thể, tại An Giang, lúa vỏ tươi 3 tháng rưỡi hiện có giá 4.200-4.300 đồng/kg; lúa OM 5451 tươi ở mức 5.000-5.200 đồng/kg; lúa OM 18 tươi có giá 5.500-5.600 đồng/kg; lúa OM 6976 tươi giá 5.000-5.200 đồng/kg; lúa Nếp Long An tươi ở mức 4.400-4.500 đồng/kg; lúa IR 50404 có giá 4.700-4.900 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 có giá 5.600-5.800 đồng/kg; lúa Nàng Hoa 9 có giá 6.000-6.100 đồng/kg; lúa Nhật có giá 6.900-7.000 đồng/kg; lúa Nàng Nhen khô có giá 11.500-12.000 đồng/kg…
Tuy nhiên, các thương nhân cũng cho biết, việc chế biến, xuất khẩu gạo cũng gặp nhiều khó khăn dù nhu cầu của thế giới, đặc biệt là Mỹ, châu Âu (EU) tăng để đáp ứng nhu cầu cho dịp Noel và năm mới, nhưng hiện tại do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, các doanh nghiệp thiếu nhân lực lao động, chuỗi logistics chưa được cải thiện đáng kể.
Ý kiến ()