Các ca tử vong phần lớn là ở Mỹ (hơn 217.000 ca), tiếp theo là Nga (72.000 ca), Brazil (63.000 ca) và Ấn Độ (45.000 ca). Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, giám đốc WHO, cho rằng các nước không thể tuyên bố đang "học cách sống chung với Covid-19" khi hàng chục nghìn trường hợp tử vong vẫn xảy ra, dù đã có đầy đủ công cụ cần thiết để ngăn chặn chúng.
"Chúng tôi yêu cầu các chính phủ tăng cường tiêm chủng cho tất cả nhân viên y tế, người cao tuổi và những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, nhằm đạt độ bao phủ vaccine cho 70% dân số", ông Tedros nói.
Mục tiêu tiêm chủng 70% dân số toàn cầu được WHO đề ra từ trước đó, trong thời điểm dịch bệnh còn nghiêm trọng. Tuy nhiên, 136 quốc gia không đạt cột mốc này, trong đó 66 nước vẫn có tỷ lệ bao phủ vaccine dưới 40%.
"Tất cả các nước ở mọi mức thu nhập cần hành động mạnh mẽ hơn, tiêm chủng cho người có rủi ro chuyển nặng, tử vong cao, đảm bảo quyền tiếp cận với các phương pháp điều trị, giải trình tự gene, đưa ra chính sách phù hợp với từng thời kỳ", ông Tedros nói thêm.
Tiến sĩ Derrick Sim, giám đốc điều hành Liên minh Vaccine Gavi, nhận định đằng sau mỗi cái chết là "một thảm kịch rất chân thực của con người", kêu gọi mọi người không chủ quan trước những thiệt hại của đại dịch với gia đình và cộng đồng.
WHO thúc đẩy các quốc gia hành động nhanh chóng, áp dụng biện pháp ngăn chặn tương xứng với tốc độ lây truyền của Covid-19, tiếp tục xét nghiệm và phân tích các mẫu bệnh phẩm dương tính, triển khai thuốc men và tăng cường tiêm chủng.
Ý kiến ()