Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 01/11/2024 16:26 (GMT +7)
Việt Nam có thể sẽ có hơn 6,3 triệu người mắc đái tháo đường vào năm 2045
Thứ 3, 16/03/2021 | 07:54:39 [GMT +7] A A
Khoảng hơn 3,5 triệu người Việt đang mắc đái tháo đường. Dự kiến số người mắc đái tháo đường tại Việt Nam sẽ tăng lên gần 6.3 triệu vào năm 2045.
Đây là thông tin được chia sẻ trong hội thảo trực tuyến ra mắt công nghệ theo dõi glucose FreeStyle Libre tại Việt Nam diễn ra ngày 12/3.
Có mặt trong chương trình hội thảo, GS.TS Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho biết thông tin so với các nước khu vực, đến năm 2045, số người đái tháo đường ở Việt Nam sẽ tăng 78,5 % tương đương gần 6,3 triệu người; Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore tăng ít hơn, từ 37 đến 48%. Trong khi đó, số người bệnh tiểu đường ở Nhật Bản sẽ giảm khoảng 10%.
Tỷ lệ người mắc đái tháo đường tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa. Rất nhiều người ở độ tuổi 25-30 tuổi mắc đái tháo đường mà không biết. Đây là căn bệnh có diễn tiến âm thầm nhưng nguy hiểm. Tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trong các bệnh không lây nhiễm.
Theo GS.TS Trần Hữu Dàng Tình hình kiểm soát đái tháo đường ở Việt Nam còn nhiều thách thức, chỉ có hơn 31% người đái tháo đường được chẩn đoán; và trong số bệnh nhân được chẩn đoán chỉ có gần 29% người được điều trị.
"Số được điều trị đã không nhiều, số được điều trị đạt yêu cầu cũng nhỏ. Đây là bức tranh không sáng sủa với đái tháo đường ở Việt Nam"- GS. TS Trần Hữu Dàng nói.
Thống kê cho thấy hơn 55% bệnh nhân đái tháo đường tại Việt Nam có biến chứng, trong đó 34% là biến chứng về tim mạch; 39,5 có biến chứng về mắt và biến chứng về thần kinh; 24% biến chứng về thận. Bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng không chỉ làm gia tăng chi phí y tế mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy phải kiểm soát đường trong máu thật tốt, ngăn ngừa biến chứng.
"Việc quản lý đường huyết tốt và thường xuyên có thể giúp người mắc đái tháo đường điều chỉnh lối sống kịp thời, đồng thời cung cấp cho bác sĩ những thông tin hữu ích để điều chỉnh phương pháp điều trị. Kiểm soát glucose: chìa khóa quan trọng điều trị đái tháo đường", GS.TS Dàng chia sẻ.
Trong hơn 30 năm qua, việc tự quản lý đường huyết bằng cách chích máu ngón tay, sử dụng que thử và máy đo cầm tay đã giúp việc kiểm soát đái tháo đường được thuận lợi hơn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ cung cấp chỉ số đường huyết của từng lần đo, mỗi lần đo đều phải chích ngón tay để lấy máu... Một số công nghệ mới trong đó có FreeStyle Libre đã giúp khắc phục nhược điểm này.
Hệ thống mới giúp người mắc đái tháo đường liên tục theo dõi chỉ số đường huyết nhờ một cảm biến nhỏ đeo ở mặt sau cánh tay với kích thước chỉ bằng một đồng xu. Cảm biến này được sử dụng liên tục trong 14 ngày, là thiết bị đo và theo dõi glucose có thời gian sử dụng lâu nhất thế giới hiện nay. Công nghệ mới này đã được áp dụng ở trên 50 quốc gia trên thế giới.
Nếu không được quản lý tốt, đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Bên cạng đó còn là áp lực về chi phí điiều trị. Chi phí điều trị đái tháo đường ở Việt Nam ước tính khoảng 320 triệu USD năm 2007, dự đoán tăng lên 1,1 tỷ USD năm 2025. Một nghiên cứu gần đây của Đại học Y Hà Nội, nếu bệnh nhân đái tháo đường không có biến chúng tiêu tốn một phần, thì những người có biến chứng sẽ tiêu tốn gấp đôi.
Do vậy, trong hướng dẫn quốc gia do Bộ Y tế ban hành về chẩn đoán và điều trị đái tháo đường tuýp 2, việc đo đường huyết liên tục được khuyến nghị cho những người muốn quản lý đường huyết tốt hơn và những người nhập viện cần theo dõi sát đường huyết...
Theo vtv.vn
Liên kết website
Ý kiến ()