Tất cả chuyên mục

Ngày 7/12/2019, HĐND tỉnh khoá XIII đã ban hành Nghị quyết số 222/2019/NQ-HĐND "Về dự toán thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách địa phương, phân bổ dự toán chi ngân sách cấp tỉnh và cơ chế, biện pháp điều hành ngân sách địa phương năm 2020". Cụ thể như sau:
Điều 1. Thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2020
1. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 48.000.000 triệu đồng
- Thu hoạt động xuất nhập khẩu: 11.000.000 triệu đồng
- Thu nội địa: 37.000.000 triệu đồng
2. Thu ngân sách địa phương: 29.051.785 triệu đồng
- Thu ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp: 27.813.511 triệu đồng
- Bổ sung từ ngân sách trung ương: 1.238.274 triệu đồng
3. Tổng chi:
trong đó: 29.156.785 triệu đồng
- Chi đầu tư phát triển: 11.730.564 triệu đồng
- Chi thường xuyên : 15.678.608 triệu đồng (Chi tiết theo các phụ lục số 15,16,17,18,30,32, 39,41 của Nghị định 31/2017/NĐ-CP đính kèm)
Điều 2. Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách cấp tỉnh giai đoạn 2016-2020;
1. Nguồn vốn điều chỉnh, bổ sung
Tổng số vốn điều chỉnh, bổ sung là 1.228.549 triệu đồng, bao gồm:
a) Nguồn dự phòng vốn đầu tư giai đoạn 2019-2020 là: 355.293 triệu đồng, đến nay chưa phân bổ.
b) Nguồn vốn 02 chương trình không có khả năng giải ngân hết là: 108.736 triệu đồng
c) Nguồn vốn 12 dự án không có khả năng giải ngân hết là: 718.416 triệu đồng.
(Chi tiết theo Phụ biểu 01 đính kèm).
2. Phương án điều chỉnh bổ sung
a) Điều chỉnh tăng các dự án, chương trình chuyển tiếp đã được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn có nhu cầu bổ sung vốn đầu tư trong giai đoạn 2019-2020 là: 954.201 triệu đồng. (Chi tiết theo Phụ biểu 02 đính kèm).
b) Bổ sung cho các dự án ODA, PPP là 138.000 triệu đồng
c) Bổ sung Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở giai đoạn 3 là: 100.000 triệu đồng
d) Phân bổ thu hồi vốn ứng là: 26.000 triệu đồng
e) Dự phòng trung hạn 2019-2020: 64.244 triệu đồng. (Chi tiết theo Phụ biểu 03 đính kèm).
Điều 3. Điều chỉnh dự toán chi ngân sách tỉnh năm 2019
1. Nguồn vốn điều chỉnh:
Tổng số vốn điều chỉnh, bổ sung là 1.023.484 triệu đồng, bao gồm:
a) Nguồn thu hồi vốn ứng của các đơn vị là 159.130 triệu đồng (đã thu hồi);
b) Nguồn điều hòa giảm dự toán chi thường xuyên năm 2019 là 562.800 triệu đồng (đợt 2).
c) Nguồn kết dư năm 2018 chuyển sang là 13.674 triệu đồng.
d) Thu hoàn trả từ ngân sách cấp huyện là 22.952 triệu đồng (đã thu hồi).
e) Phân bổ cho chi đầu tư từ nguồn cải cách tiền lương dự toán 2019 là 264.928 triệu đồng. (Chi tiết theo Phụ biểu 04 đính kèm).
2. Phương án phân bổ vốn điều chỉnh, bổ sung vốn đầu tư phát triển: 1.023.484 triệu đồng, trong đó:
- Bù hụt thu do không bán được công trình Cầu dẫn, bến du thuyền Cảng khách quốc tế Hòn Gai: 159.000 triệu đồng (Trong kế hoạch chi đầu tư phát triển năm 2019 có dự kiến nguồn thu bán công trình Cầu dẫn, bến du thuyền Cảng khách quốc tế Hòn Gai là 159.000 triệu đồng, tuy nhiên đến nay chưa thực hiện được).
- Thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản cho 7 dự án hoàn thành được phê duyệt quyết toán với số vốn là: 82.484 triệu đồng. (Chi tiết dự án, lý do phân bổ, bổ sung vốn theo Phụ biểu 05, 06 đính kèm).
Điều 4. Phương án phân bổ chi tiết dự toán ngân sách cấp tỉnh 2020:
Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí thông qua phương án phân bổ chi thường xuyên năm 2020 như Tờ trình số 8757/TTr-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh và nguyên tắc, cơ cấu, phương án phân bổ chi tiết vốn đầu tư phát triển năm 2020 như Báo cáo số 294/BC-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh, với tổng chi ngân sách cấp tỉnh: 14.491.401 triệu đồng, trong đó:
- Chi đầu tư phát triển: 7.021.444 triệu đồng (đã bao gồm 2.142.189 triệu đồng cơ cấu từ nguồn chi thường xuyên, trong đó bố trí 100.000 triệu đồng hỗ trợ về nhà ở cho người có công trên địa bàn tỉnh)
(Chi tiết theo Phụ biểu 07,08,09,10,11,12 đính kèm).
Đối với các kế hoạch vốn chưa phân bổ chi tiết (đã phân bổ theo mục tiêu, nội dung của cả nguồn vốn) gồm: Vốn thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản đối với các dự án hoàn thành được phê duyệt quyết toán (kế hoạch vốn chưa phân bổ chi tiết); vỗn hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP; vốn hỗ trợ đầu tư cụm công nghiệp, khu kinh tế; vốn chuẩn bị đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân bổ chi tiết sau khi có ý kiến thống nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Chi thường xuyên: 8.053.729 triệu đồng (trong đó: cơ cấu các nhiệm vụ chi bổ sung cho chi đầu tư phát triển 2.142.189 triệu đồng).
Đối với các khoản chi sự nghiệp có tính chất đầu tư khối tỉnh chưa phân bổ chi tiết: chỉ xem xét bố trí kinh phí khi có danh mục chi cụ thể hoặc đề án được cơ quan có thẩm quyền duyệt và khả năng thực hiện, Uỷ ban nhân dân tỉnh thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trước khi quyết định phân bổ. (Chi tiết theo phụ lục số 33,34,37 Nghị định 31/2017/NĐ-CP đính kèm)
Điều 5. Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất cơ chế, biện pháp điều hành ngân sách nhà nước năm 2020 với các nội dung:
1. Từ năm 2020, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất từ quỹ đất được hình thành từ các dự án trọng điểm, động lực về hạ tầng giao thông, đô thị.... do tỉnh tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu trên địa bàn toàn tỉnh (Tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng đấu giá, đấu thầu) điều tiết 100% ngân sách tỉnh để nâng cao hiệu quả điều hành và tập trung nguồn lực thực hiện tái đầu tư dứt điểm các dự án, công trình trọng điểm, động lực trên địa bàn tỉnh.
2. Quỹ Bảo vệ môi trường và phát triển đất của tỉnh chỉ được thực hiện để ứng vốn Giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để đấu giá quyền sử dụng đất theo kế hoạch ứng vốn hàng năm được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đảm bảo phát huy hiệu quả nguồn vốn của Quỹ và đóng góp thu ngân sách nhà nước ở mức cao nhất và phải thực hiện hoàn trả Quỹ ngay sau khi thu được tiền bán đấu giá quyền sử dụng đất.
Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm báo cáo tình hình quản lý và sử dụng Quỹ với Hội đồng nhân dân tỉnh tại các kỳ họp thường lệ hàng năm (2 lần/năm).
3. Từ năm 2019, dành 70% tăng thu ngân sách (không bao gồm tăng thu: Tiền sử dụng đất; xổ số kiến thiết; thu tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, Giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định; thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng khu vực cửa khẩu; 80% thu phí bảo vệ môi trường từ hoạt động khai thác than; 80% thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước trên địa bàn các xã để bổ sung vốn cho Chương trình xây dựng nông mới; thu từ quỹ đất công ích, thu hoa lợi công sản tại xã và thu tiền cho thuê, cho thuê mua, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước; các khoản thu ghi thu, ghi chi; thu huy động đóng góp, tài trợ, viện trợ) thực hiện so với dự toán của ngân sách địa phương để tạo nguồn cải cách tiền lương trong năm 2020 và tích lũy cho giai đoạn 2021- 2025.
Đối với nguồn tăng thu ngân sách cấp huyện còn lại (sau khi đã dành 70% để tạo nguồn cải cách tiền lương) bổ sung vốn đầu tư phải đảm bảo nguyên tắc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm chỉ bố trí cho các công trình quan trọng, không phân bổ dàn trải kinh phí để trả nợ xây dựng cơ bản mà dồn nguồn lực cho một số công trình quan trọng đầu tư dứt điểm mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội; Danh mục dự án, công trình dự kiến sử dụng nguồn tăng thu phải có ý kiến chấp thuận của Uỷ ban nhân dân tỉnh; riêng thành phố Hạ Long dành 50% nguồn này để bố trí cho các công trình do tỉnh phân nhiệm vụ về địa phương.
4. Tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định hiện hành về chính sách tạo nguồn cải cách tiền lương kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng mức tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Đối với các địa phương có 5 sắc thuế phân chia điều tiết về ngân sách tỉnh : nếu có cam kết tự đảm bảo đủ nguồn kinh phí cải cách tiền lương và thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương và Tỉnh ban hành cho cả lộ trình đến năm 2025; không đề nghị ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí thực hiện điều chỉnh tiền lương, phụ cấp và chế độ chính sách an sinh xã hội tăng thêm theo quy định, nếu có nhu cầu sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư các dự án đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật thì được báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
5. Tiếp tục thực hiện cơ chế sử dụng đối với một số khoản phí:
5.1 Nguồn thu phí hạ tầng cửa khẩu (phần nộp ngân sách nhà nước) trên địa bàn huyện Bình Liêu và huyện Hải Hà được sử dụng để chi đầu tư các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng và các công trình hạ tầng cửa khẩu. Riêng đối với thành phố Móng Cái chỉ được dành chi đầu tư các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng và các công trình hạ tầng cửa khẩu sau khi đã cân đối được chi thường xuyên.
5.2 Nguồn phí tham quan danh thắng - di tích Yên Tử (phần nộp ngân sách nhà nước) được dành để chi đầu tư cho các dự án, công trình liên quan với mục tiêu tôn tạo, bảo tồn, phát huy giá trị của danh thắng - di tích Yên Tử.
5.3 Nguồn thu phí tham quan vịnh Hạ Long (phần nộp ngân sách nhà nước sau khi trích tỷ lệ % để lại phục vụ cho các hoạt động của Ban quản lý vịnh Hạ Long theo quy định) được điều tiết 100% cho thành phố Hạ Long để đầu tư các dự án trên bờ và dưới vịnh Hạ Long (bao gồm cả các dự án, nhiệm vụ môi trường). Danh mục các dự án đầu tư sử dụng từ nguồn phí thăm quan vịnh Hạ Long giai đoạn 2018 - 2020 do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định và thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; trong đó đối với dự án trọng điểm nhóm C thuộc tiêu chí dự án nhóm C trọng điểm theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, việc quyết định chủ trương đầu tư phải thực hiện theo đúng các quy định hiện hành.
6. Tiếp tục điều tiết 100% nguồn thu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường và số thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt (thu qua Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh) cho ngân sách các địa phương để cân đối cho nhiệm vụ vệ sinh môi trường.
7. Dành 100% số tiền thu được do xử phạt các cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm cho các địa phương, các ngành để đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và công tác kiểm tra, kiểm nghiệm, xử lý tiêu hủy thực phẩm không an toàn theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
8. Thực hiện nghiêm quy định về đấu giá khi thực hiện bán, chuyển nhượng, cho thuê tài sản công, giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
Tỉnh thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất đối với quỹ đất được Nhà nước thu hồi do sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh mà tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước để giao đất, cho thuê đất có thu tiền sử dụng đất đối với các tổ chức có nhu cầu; số tiền thu được phần nộp ngân sách nhà nước (sau khi trừ các chi phí đấu giá hợp pháp) được điều tiết 100% cho ngân sách tỉnh.
9. Tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý thu ngân sách nhà nước; cơ cấu lại các khoản thu, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu thuế; giảm tỷ trọng nợ thuế trong lĩnh vực ngoài quốc doanh xuống còn khoảng 30% tổng số nợ thuế toàn tỉnh; hoàn thành việc triển khai hóa đơn điện tử đối với 100% doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả trong năm 2020; triển khai triệt để việc bán vé tự động đối với hoạt động tham quan vịnh Hạ Long tại tất cả các địa điểm được phép đón, trả khách theo quy định;
10. Xử lý dứt điểm số dư tạm ứng từ năm 2017 trở về trước. Kiên quyết thu hồi và làm rõ trách nhiệm của các đơn vị để số dư tạm ứng đã quá hạn bảo lãnh theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước; Phân bổ dự toán ngân sách năm 2020 cho các đơn vị phải bố trí đủ dự toán để thu hồi hết số vốn ứng trước.
11. Năm 2020, nguồn kinh phí để sửa chữa, bổ sung trang thiết bị trường lớp học, nhà vệ sinh đạt chuẩn được bố trí tập trung tại ngân sách tỉnh để điều hành phân bổ cho các địa phương (trừ 04 địa phương tự cân đối).
12. Các nội dung khác tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết số 38/2016/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2016, Nghị quyết số 39/NQ-HĐND ngày 07 ngày 12 năm 2016 và Nghị quyết số 85/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 6. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
- Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
- Thường trực, các ban, các tổ và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 12 năm 2019.
Ý kiến ()