Báo cáo tinh hình Kinh tế - Xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2021 của Tổng cục Thống kê, chỉ ra dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến tới người lao động. Theo đó, lực lượng lao động từ 15 trở lên là 45,2 triệu người, giảm 90.800 người người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tính là 2,58%, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 2,64%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 2,54%. Đại dịch Covid-19 đã làm tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị tăng cao nhất so với cùng kỳ trong vòng 10 năm qua.
Kỹ năng của lao động Việt cũng bị đánh giá còn nhiều hạn chế, với 46/100 điểm (xếp thứ 103 trên thế giới), chỉ cao hơn Indonesia, Lào và kém rất xa so với nhóm ASEAN-4 do yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Nhà sản xuất phải luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới mẫu mã để thích ứng, giữ vững và mở rộng thị phần. Họ còn phải liên tục cải tiến công nghệ, mở rộng đa dạng sản phẩm, chuyển mình nếu không muốn tụt lại phía sau.
Ngoài chuyên môn trong lĩnh vực của mình, nguồn nhân lực cũng cần phải am hiểu ngành nghề mà công ty sản xuất, nắm rõ lối sống, văn hóa vùng miền. Đồng thời thấu hiểu khó khăn của lực lượng vận hành hoặc nhân sự hiện trường (công nhân). Họ phải thường xuyên cập nhật các yếu tố kỹ thuật, công nghệ cao để đáp ứng công việc.
Yếu tố địa lý cũng là rào cản khiến nhiều công ty sản xuất thường khó tiếp cận nhân sự cấp cao. Do đặc thù, văn phòng điều hành phải tập trung sát các nhà máy, công xưởng, điều này tạo ra tâm lý nhất định với người có thiên hướng muốn làm việc tại trung tâm thành phố để hưởng các tiện ích.
Theo ông Leon Trương (Trương Gia Bảo), Chủ tịch Liên minh chuyển đổi số DTS, sự chuyển dịch quá nhanh về công nghệ dẫn đến cách thức và quy trình hoạt động cũ không còn phù hợp. Đặc biệt là xu thế "Go online" trong hai năm đại dịch càng thúc đẩy tiến trình này phát triển nhanh hơn. Điều này vô tình khiến một số nhân sự cao cấp không thể xoay sở và cập nhật kịp, từ đó chức năng của công ty ngày càng kém hiệu quả, khả năng cạnh tranh không cao. Nhiều công ty đối mặt với công cuộc thay đổi, nâng cấp và lực lượng đầu tiên là nhân sự cấp cao.
Người cũ cho đi học thì khả năng tiếp thu kém, tư duy lối mòn và không nhận ra mình đang dần kém hiệu quả. Tuyển dụng người mới thì gặp vấn đề về quy trình và văn hoá", ông Leon Trương phân tích.
Để doanh nghiệp đào tạo được lực lượng lao động phù hợp với thực tiễn, PGS.TS Nguyễn Đăng Minh, Chủ tịch Hội đồng tư vấn Viện Quản trị Tinh gọn GKM (Công ty GKM Việt Nam), nhà khoa học, giảng viên Đại học Kinh tế (ĐHQG Hà Nội) cho rằng, cần tích hợp chuyển đổi giáo dục đào tạo, công nghệ quản trị, công nghệ kỹ thuật. xã hội phải giữ nguyên giá trị tốt đẹp của con người, phải sống nhân ái với nhau, phải kết nối được với nhau. Con người cần kết nối thật với con người, trước khi điều khiển kết nối người với robot, máy với máy.
Ông cũng nhận định, xã hội phải giữ nguyên giá trị tốt đẹp của con người, phải sống nhân ái với nhau, phải kết nối được với nhau. Con người cần kết nối thật với con người, trước khi điều khiển kết nối người với robot, máy với máy.
Trước vấn đề khiến nhiều doanh nhiệp đau đầu, VnExpress tổ chức tọa đàm kinh tế với chủ đề "Giải pháp cho nguồn nhân lực vừa thừa, vừa thiếu trong ngành sản xuất", phát sóng lúc 14h ngày 3/8. Các chuyên gia sẽ chỉ ra khó khăn, bất cập của chuỗi sản xuất; giải pháp đột phá để có thể tranh thủ thời cơ dân số vàng, tuyển dụng và giữ chân hiền tài...
Các diễn giả cũng đề cập đến vấn đề lương, chế độ đãi ngộ chưa phù hợp liệu có phải là một trong những lý do khiến người lao động có trình độ không gắn bó với doanh nghiệp hoặc đơn vị sản xuất không tìm được nguồn nhân lực chất lượng cao? Vai trò của Chính phủ và các Bộ ngành ra sao trong giải pháp đó? Bản thân các doanh nghiệp cần phải làm gì để lực lượng này không chảy máu chất xám?...
Tham gia tọa đàm có ông Tào Bằng Huy - Phó Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động Thương Binh & Xã Hội; Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Đăng Minh - Chủ tịch Hội đồng tư vấn Viện Quản trị Tinh gọn GKM (Công ty GKM Việt Nam), nhà khoa học, giảng viên Đại học Kinh tế (ĐHQG Hà Nội) và bà Đỗ Thị Thúy Hương - Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam; Ủy viên HĐQT Tổng Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Việt Nam (UpCOM).
Ý kiến ()