Tất cả chuyên mục
Thứ Hai, 13/01/2025 01:34 (GMT +7)
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của một số địa phương vẫn rất thấp
Thứ 5, 12/10/2023 | 15:14:52 [GMT +7] A A
Nguyên nhân của tình trạng giải ngân vốn đầu tư thấp do vướng mắc cơ bản về cơ chế chính sách liên quan đến trình tự lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công hàng năm...
Tổ công tác số 5 do Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Tổ trưởng vừa có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 tại 8 địa phương Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Đắk Nông, Ninh Thuận.
Theo báo cáo của Tổ công tác, tình hình giải ngân trong tháng 9 tại 8 địa phương có khả quan, ước giải ngân đến hết tháng 9/2023 của 8 địa phương đạt 49% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong số đó, tỉnh Đắk Nông đạt cao nhất với 62,15% và Kon Tum là tỉnh giải ngân thấp nhất với 37,6%.
Tuy nhiên, báo cáo nhận định tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong 8 tháng của năm 2023 tại 8 địa phương đạt được rất thấp. Cụ thể, 8 địa phương có tỷ lệ giải ngân trong 8 tháng đạt 31,5%, thấp hơn trung bình của cả nước (8 tháng cả nước giải ngân 42,35%), Gia Lai là địa phương luôn có tỷ lệ giải ngân thấp dưới mức bình quân chung của cả nước từ đầu năm tới nay.
Nguyên nhân của tình trạng giải ngân vốn đầu tư thấp, được báo cáo chỉ ra là do vướng mắc cơ bản về cơ chế chính sách liên quan đến trình tự lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công hàng năm và thẩm quyền quyết định thời gian bố trí vốn.
Bên cạnh đó, còn có vướng mắc liên quan đến xác định giá đất để thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng. Thêm vào đó là các trình tự thủ tục cấp phép khai thác đất san lấp theo Luật Khoáng sản năm 2010 đang tạo ra nhiều thủ tục và tốn nhiều thời gian.
Theo vtv.vn
Liên kết website
Ý kiến ()