Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 01/11/2024 18:23 (GMT +7)
Trường hợp nào được chuyển tuyến khám, chữa bệnh?
Thứ 3, 16/01/2024 | 14:00:00 [GMT +7] A A
Bố của bà Mai Thị Thu Hiền (TPHCM) là quân nhân về hưu, đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu theo nơi thường trú là bệnh viện huyện tại tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, gần đây sức khỏe bố của bà không được tốt nên muốn vào Bệnh viện 175 để kiểm tra.
Bà Hiền hỏi, bố của bà là cán bộ về hưu thì có cần giấy chuyển viện từ bệnh viện huyện đến tuyển tỉnh Bình Định sau đó mới xin chuyển tuyến lên Bệnh viện 175 không?
Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:
Theo quy định tại Luật BHYT, để được hưởng đầy đủ quyền lợi khi đi khám, chữa bệnh BHYT, đề nghị bố của bà đi khám, chữa bệnh tại nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT và thực hiện đầy đủ thủ tục khám, chữa bệnh BHYT (xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh nhân thân có ảnh).
Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám, chữa bệnh thì cơ sở khám, chữa bệnh sẽ hướng dẫn và chuyển tuyến khám, chữa bệnh BHYT cho bố của bà theo quy định.
Trường hợp bố của bà tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến tại Bệnh viện 175 (là bệnh viện tuyến Trung ương) và có thực hiện đầy đủ thủ tục khám, chữa bệnh BHYT (xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh nhân thân có ảnh) thì quỹ BHYT chi trả 40% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT và mức hưởng ghi trên thẻ của bố của bà. Trường hợp chỉ khám, chữa bệnh ngoại trú thì không được quỹ BHYT chi trả chi phí khám, chữa bệnh.
Theo Baochinhphu.vn
Liên kết website
Ý kiến ()