Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 12/01/2025 05:38 (GMT +7)
Trung Quốc phản ứng về việc EU cấm sử dụng TikTok
Thứ 5, 02/03/2023 | 14:21:55 [GMT +7] A A
Một tuần sau khi Ủy ban châu Âu cấm nhân viên của họ sử dụng TikTok trên điện thoại thông minh cho công việc, hiện lệnh cấm đã mở rộng sang các tổ chức EU khác, khiến Bắc Kinh phản ứng dữ dội.
Hôm 23/2, Chủ tịch Ủy ban châu Âu EU đã ra lệnh cho tất cả nhân viên gỡ cài đặt ứng dụng TikTok khỏi thiết bị cơ quan và thiết bị cá nhân của họ có ứng dụng công việc như email do lo ngại về bảo vệ dữ liệu và an ninh mạng.
Đây là cơ quan công quyền châu Âu đầu tiên đưa ra quyết định như vậy. Ủy ban châu Âu đã cho các nhân viên thời hạn đến ngày 15/3 để gỡ cài đặt ứng dụng trên của Trung Quốc.
Tại Brussels, động thái của Ủy ban châu Âu đã kéo theo một chuỗi các quyết định tương tự của các tổ chức EU. Tuần trước, cả Hội đồng châu Âu và cơ quan chính sách đối ngoại của EU, đã ban hành lệnh cấm, yêu cầu các nhà ngoại giao và quan chức xóa ứng dụng TikTok khỏi thiết bị của họ.
Nghị viện châu Âu (EP) cũng có hành động như vậy vào ngày 28/2, đặt ngày 20/3 là hạn chót để xóa ứng dụng khỏi các thiết bị của cơ quan này. Các tổ chức EU trên cũng khuyến nghị các nhà lập pháp và quan chức EU xóa TikTok khỏi điện thoại cá nhân.
“An ninh mạng phải quan trọng hơn việc có một ứng dụng truyền thông xã hội trên điện thoại của bạn. Nếu TikTok muốn được phép sử dụng trên các thiết bị của EP, thì họ phải làm việc với EP và những người khác để đảm bảo ứng dụng đáp ứng các tiêu chuẩn bảo mật của chúng tôi”, Phó Chủ tịch phụ trách An ninh mạng của Nghị viện châu Âu Dita Charanzová nói.
Ngày 1/3, Trung Quốc đã phản ứng dữ dội với các lệnh cấm của EU, cảnh báo rằng chúng gây nguy hiểm cho niềm tin quốc tế vào thị trường châu Âu và cáo buộc EU lạm dụng an ninh để hạn chế cạnh tranh từ các công ty Trung Quốc.
Cụ thể, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning, nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo rằng những lệnh cấm như vậy sẽ “làm giảm niềm tin của cộng đồng quốc tế vào môi trường kinh doanh ở EU”.
“EU tuyên bố là thị trường cởi mở nhất trên thế giới, nhưng gần đây họ đã thực hiện các biện pháp hạn chế và đàn áp một cách vô lý những công ty của các nước khác với lý do an ninh quốc gia”, người phát ngôn trên tuyên bố. Nói cách khác, Bắc Kinh cáo buộc các tổ chức EU lạm dụng khái niệm an ninh để hạn chế cạnh tranh đối với các công ty thành công của Trung Quốc.
Mối lo ngại về bảo mật của TikTok đã gia tăng trong những tháng gần đây sau tiết lộ của Forbes rằng ứng dụng này đã được sử dụng để theo dõi các nhà báo đưa tin về công ty và xác định những nhân viên đã tiết lộ thông tin cho họ.
Vào tháng 11 năm ngoái, TikTok cũng thừa nhận rằng dữ liệu người dùng có thể được truy cập bởi các nhân viên tại trụ sở chính của công ty ở Bắc Kinh. Giám đốc điều hành của công ty Shou Zi Chew đã đi thăm Brussels vào tháng 1 năm nay để trấn an các quan chức hàng đầu của EU, nhưng không đạt được kết quả gì.
“TikTok được 125 triệu công dân EU yêu thích và có khả năng việc tước quyền truy cập của người dùng vào đại diện của họ là một bước tự chuốc lấy thất bại, đặc biệt là trong cuộc chiến chung của chúng ta chống lại thông tin sai lệch và khi hành động này được thực hiện dựa trên nỗi sợ hãi hơn là sự thật”, một người phát ngôn của TikTok nói.
Quyết định của Ủy ban châu Âu ban hành lệnh cấm đối với ứng dụng mạng xã hội này tuân theo các quyết định tương tự ở Mỹ. Vào tháng 12 năm ngoái, nhân viên và các nhà lập pháp tại Hạ viện Mỹ được yêu cầu xóa ứng dụng này và bị cấm tải xuống. Hôm 27/2, Nhà Trắng thông báo rằng các cơ quan trực thuộc hiện có 30 ngày để xóa TikTok.
Theo baotintuc.vn
Liên kết website
Ý kiến ()