Trồng rừng gỗ quý vùng căn cứ cách mạng
Có một cánh rừng với rất nhiều loài cây quý như lim, sến, táu, dổi, bầu gió… được đời cha, con đến đời cháu trồng nối tiếp từ hơn 60 năm trở lại đây. Chủ nhân và cũng là người cuốc đất, trồng cây đầu tiên là ông Triệu Tài Cao, đảng viên, người có uy tín ở thôn Bằng Anh, xã Tân Dân, TP Hạ Long. Lý do để ông trồng rừng và truyền đến đời con, cháu rất giản dị nhưng vô cùng ý nghĩa: Là người đảng viên phải gương mẫu, đi đầu hưởng ứng, làm theo lời Bác Hồ dạy về Tết trồng cây.
Có một cánh rừng với rất nhiều loài cây quý như lim, sến, táu, dổi, bầu gió… được đời cha, con đến đời cháu trồng nối tiếp từ hơn 60 năm trở lại đây. Chủ nhân và cũng là người cuốc đất, trồng cây đầu tiên là ông Triệu Tài Cao, đảng viên, người có uy tín ở thôn Bằng Anh, xã Tân Dân, TP Hạ Long. Lý do để ông trồng rừng và truyền đến đời con, cháu rất giản dị nhưng vô cùng ý nghĩa: Là người đảng viên phải gương mẫu, đi đầu hưởng ứng, làm theo lời Bác Hồ dạy về Tết trồng cây.
Căn nhà đơn sơ này được ông Triệu Tài Cao xây cất từ những năm 1960 của thế kỷ trước. Khung, cột kèo trong nhà đều bằng gỗ lim.
Căn nhà đơn sơ này được ông Triệu Tài Cao xây cất từ những năm 1960 của thế kỷ trước. Khung, cột kèo trong nhà đều bằng gỗ lim.
Đến năm 1969, Nhà nước có chỉ thị cấm khai thác gỗ lim để làm nhà. Ông Cao nghĩ, sau này các con, cháu mình làm nhà thì biết lấy gỗ ở đâu. Vậy là từ năm 1969, hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ về Tết trồng cây, ông Cao lên rừng tìm cây lim con về trồng ở khu rừng phía sau nhà.
Đến năm 1969, Nhà nước có chỉ thị cấm khai thác gỗ lim để làm nhà. Ông Cao nghĩ, sau này các con, cháu mình làm nhà thì biết lấy gỗ ở đâu. Vậy là từ năm 1969, hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ về Tết trồng cây, ông Cao lên rừng tìm cây lim con về trồng ở khu rừng phía sau nhà.
Hơn nửa thế kỷ trôi qua, ông Cao dạy bảo các con, cháu mình tiếp tục trồng rừng, giữ rừng. Khu rừng của gia đình ông quản lý rộng 30ha, trong đó có 9ha trồng lim với hàng trăm cây to, một người ôm không xuể.
Hơn nửa thế kỷ trôi qua, ông Cao dạy bảo các con, cháu mình tiếp tục trồng rừng, giữ rừng. Khu rừng của gia đình ông quản lý rộng 30ha, trong đó có 9ha trồng lim với hàng trăm cây to, một người ôm không xuể.
Đã bước qua tuổi 80, sức khỏe yếu dần, ông Cao vẫn sống rất giản dị trong căn nhà xưa cũ dù trong tay có rừng cây trị giá tiền tỷ. “Trồng rừng không phải để bán” – tâm niệm ấy của ông được truyền đến đời con, cháu. Nhiều năm nay, 10 người con của ông - người là cán bộ, đảng viên, người là nông dân... nhưng đều chung chí hướng cùng tham gia trồng rừng, giữ rừng và cũng sống nhờ nguồn lợi từ rừng.
Đã bước qua tuổi 80, sức khỏe yếu dần, ông Cao vẫn sống rất giản dị trong căn nhà xưa cũ dù trong tay có rừng cây trị giá tiền tỷ. “Trồng rừng không phải để bán” – tâm niệm ấy của ông được truyền đến đời con, cháu. Nhiều năm nay, 10 người con của ông - người là cán bộ, đảng viên, người là nông dân... nhưng đều chung chí hướng cùng tham gia trồng rừng, giữ rừng và cũng sống nhờ nguồn lợi từ rừng.
Anh Triệu Tiến Lộc là một trong những người con trai của ông Cao. Không chỉ phát triển cánh rừng của gia đình, với vai trò là Bí thư Chi bộ đồng thời là Trưởng thôn Bằng Anh, anh Lộc luôn tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân trồng và bảo vệ rừng, đặc biệt rừng gỗ lớn.
Anh Triệu Tiến Lộc là một trong những người con trai của ông Cao. Không chỉ phát triển cánh rừng của gia đình, với vai trò là Bí thư Chi bộ đồng thời là Trưởng thôn Bằng Anh, anh Lộc luôn tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân trồng và bảo vệ rừng, đặc biệt rừng gỗ lớn.
Nhiều năm qua, gia đình ông Triệu Tài Cao đã đón tiếp rất nhiều vị lãnh đạo các cấp đến thăm. Ông Cao là đảng viên đã có nhiều năm tuổi Đảng, vừa là người có uy tín của bản, vừa là tấm gương trồng rừng, giữ rừng, đã được các cấp khen thưởng. Ông là một trong 4 cá nhân tiêu biểu của TP Hạ Long được nhận bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Đó là những niềm động viên to lớn và được ông Cao gìn giữ, trân trọng.
Nhiều năm qua, gia đình ông Triệu Tài Cao đã đón tiếp rất nhiều vị lãnh đạo các cấp đến thăm. Ông Cao là đảng viên đã có nhiều năm tuổi Đảng, vừa là người có uy tín của bản, vừa là tấm gương trồng rừng, giữ rừng, đã được các cấp khen thưởng. Ông là một trong 4 cá nhân tiêu biểu của TP Hạ Long được nhận bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Đó là những niềm động viên to lớn và được ông Cao gìn giữ, trân trọng.
Ngôi nhà bình dị xung quanh là rừng cây xanh mướt, là “lá phổi” của quê hương được cả gia đình ông Cao gìn giữ, phát triển. Tình yêu rừng của ông Triệu Tài Cao xuất phát từ việc học và làm theo Bác từ những điều giản dị nhất, được truyền đến thế hệ con, cháu và lan tỏa ra cả cộng đồng người Dao ở xã Tân Dân…
Ngôi nhà bình dị xung quanh là rừng cây xanh mướt, là “lá phổi” của quê hương được cả gia đình ông Cao gìn giữ, phát triển. Tình yêu rừng của ông Triệu Tài Cao xuất phát từ việc học và làm theo Bác từ những điều giản dị nhất, được truyền đến thế hệ con, cháu và lan tỏa ra cả cộng đồng người Dao ở xã Tân Dân…
Cũng từ những tấm gương trồng rừng gỗ lớn như đảng viên Triệu Tài Cao, ngày 28/11/2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TU về phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 diện tích trồng rừng gỗ lớn toàn tỉnh là gần 12.900ha. Nghị quyết được kỳ vọng là đòn bẩy để ngành Lâm nghiệp phát triển bền vững, góp phần chuyển đổi mục tiêu tăng trưởng từ "nâu" sang "xanh", bảo vệ môi trường, tạo sinh kế bền vững cho người trồng rừng trên địa bàn tỉnh...
Cũng từ những tấm gương trồng rừng gỗ lớn như đảng viên Triệu Tài Cao, ngày 28/11/2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TU về phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 diện tích trồng rừng gỗ lớn toàn tỉnh là gần 12.900ha. Nghị quyết được kỳ vọng là đòn bẩy để ngành Lâm nghiệp phát triển bền vững, góp phần chuyển đổi mục tiêu tăng trưởng từ "nâu" sang "xanh", bảo vệ môi trường, tạo sinh kế bền vững cho người trồng rừng trên địa bàn tỉnh...
Ý kiến ()