Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 12/01/2025 19:40 (GMT +7)
Trải nghiệm thành thước đo mới của du khách trẻ
Thứ 5, 19/10/2023 | 09:00:00 [GMT +7] A A
Khách du lịch ngày càng đề cao trải nghiệm. Họ đam mê khám phá và sẵn sàng chi tiêu, đầu tư vào những trải nghiệm du lịch độc đáo.
Khảo sát khách du lịch châu Á - Thái Bình Dương ở 12 quốc gia mới đây của Klook, nền tảng du lịch trực tuyến, cho thấy trải nghiệm nổi lên như một "đơn vị tiền tệ" mới mà thế hệ du khách tiếp theo khao khát.
Có đến 85% du khách là thế hệ Millennials (thế hệ sinh từ năm 1982 đến 2002) và Gen Z (thế hệ sinh từ năm 1997 đến 2012) sẵn sàng chi tiêu và đầu tư vào những trải nghiệm du lịch độc đáo.
Theo ông Ethan Lin - tổng giám đốc điều hành (CEO) và nhà đồng sáng lập Klook, dịch COVID-19 đã thay đổi hành vi của người tiêu dùng.
Sự tăng trưởng chi tiêu địa phương cho địa phương (hay chi tiêu nội địa) đang ngày càng rõ nét. Ngay cả ở Việt Nam và trên toàn khu vực, khách du lịch đặt và chi tiêu cho du lịch nội địa ngày càng nhiều - tăng gấp 8 lần so với trước dịch COVID-19.
Thứ hai là sự phục hồi của phân khúc du lịch nước ngoài. Số lượng người dùng và lưu lượng truy cập vào nền tảng của thương mại điện tử để đặt các dịch vụ quốc tế đã tăng gấp đôi. Điều này sẽ còn tiếp tục thúc đẩy đà tăng trưởng khi các cao điểm về tour mùa thu, tour Giáng sinh, năm mới đang đến.
Yếu tố trải nghiệm đang buộc các nền tảng cung ứng dịch vụ trực tuyến phải luôn thay đổi và cập nhật nhu cầu của khách gần như hằng giờ, hằng ngày.
"Chúng tôi đơn giản hóa mọi thứ. Chúng tôi tìm hiểu những khó khăn của người tiêu dùng khi họ sử dụng thứ gì đó hoặc tại sao họ không thích.
Ví dụ, đối với các tour khám phá, chúng tôi nhận thấy điểm khó khăn trước đây là các đơn vị cung ứng dịch vụ không cung cấp thông tin thật chi tiết về cách đón khách, những việc sẽ làm, làm gì lúc mấy giờ, điểm dừng tiếp theo là gì, mọi người sẽ dành bao nhiêu thời gian ở mỗi khu vực, khám phá tự do hay đi theo hướng dẫn viên…
Nhưng sự thay đổi hành vi đi du lịch của du khách khiến công ty du lịch cần tập trung vào trải nghiệm, biết khách cần gì để chuẩn bị và dùng thang đo mức độ hài lòng của du khách hơn là chiến lược giá để cạnh tranh", ông Ethan Lin phân tích.
Dùng AI để tối ưu hóa trải nghiệm cá nhân
Trong ba năm vừa qua kể từ khi COVID-19 xuất hiện, lượng sử dụng các ứng dụng của người dùng đã tăng cao đột biến. Vậy làm sao những nền tảng cung ứng dịch vụ có thể cân bằng với những gì mà khách hàng cần tìm kiếm?
Trong thời đại hiện nay, mọi thứ được thu bé lại vừa bằng kích cỡ của một chiếc màn hình (điện thoại). AI (trí tuệ nhân tạo) và công nghệ đóng vai trò rất quan trọng và nhiệm vụ của các nền tảng là chỉ cung cấp những gì khách hàng hứng thú.
Và đây chính là lý do mà AI được sử dụng như một công cụ đắc lực. Khi càng có nhiều người sử dụng, dù đó là để tìm kiếm thông tin hay nội dung mà du khách tìm kiếm, AI sẽ càng hiểu sở thích của người dùng.
Nếu một du khách thích các trải nghiệm massage ở spa, khi họ du lịch đến những địa điểm khác, vị khách cũng sẽ nhìn thấy các giới thiệu về spa và massage nhiều hơn.
Theo Tuoitre.vn
Liên kết website
Ý kiến ()