Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 01/11/2024 20:41 (GMT +7)
Tín dụng xanh cho nông nghiệp
Thứ 2, 14/08/2023 | 09:50:12 [GMT +7] A A
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến cuối năm 2022, dư nợ cấp tín dụng cho các dự án xanh đạt giá trị tương đương hơn 21 tỷ USD, chiếm tỷ trọng hơn 4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, tăng gần 13% so với cuối năm 2021.
Trong giai đoạn 2017-2022, dư nợ cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với các lĩnh vực xanh của Việt Nam có mức tăng trưởng bình quân hơn 23%/năm. Trong số 12 lĩnh vực xanh mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho vay, dư nợ tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp sạch chiếm 32%.
Theo Luật Bảo vệ môi trường, tín dụng xanh là tín dụng được cấp cho dự án đầu tư sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu; quản lý chất thải; xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường; phục hồi hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; tạo ra lợi ích khác về môi trường.
Để tăng cường hơn nữa khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng xanh trong lĩnh vực nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có kế hoạch phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoàn thiện chính sách tín dụng ưu đãi về lãi suất, hỗ trợ lãi suất đối với khách hàng thực hiện các dự án nông nghiệp theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, trồng rừng sản xuất.
Từ tháng 9/2022, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Quyết định 3444/QĐ-BNN-KH về việc phê duyệt kế hoạch hành động của Bộ thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tiếp sức cho việc phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải các-bon thấp, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, hướng đến nền kinh tế trung hòa các-bon vào năm 2050.
Thực tế, những năm qua, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn đã đầu tư vào các dự án nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trên tất cả các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản. Riêng trong lĩnh vực trồng lúa, các dự án trồng lúa các-bon thấp cũng được dự kiến sẽ triển khai trên diện rộng thông qua Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, nông nghiệp hiện là một trong những lĩnh vực có nhu cầu lớn về nguồn tín dụng xanh.
Để tăng cường hơn nữa khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng xanh trong lĩnh vực nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có kế hoạch phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoàn thiện chính sách tín dụng ưu đãi về lãi suất, hỗ trợ lãi suất đối với khách hàng thực hiện các dự án nông nghiệp theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, trồng rừng sản xuất.
Cùng với sự hỗ trợ từ các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp cũng cần chủ động có các cách thức tiếp cận nguồn vốn xanh hiệu quả. Cụ thể, trong quá trình lập hồ sơ tiếp cận vốn vay cho dự án đầu tư sản xuất bền vững, ngoài việc hoàn thiện hồ sơ tài chính của doanh nghiệp, mô tả chi tiết kỹ thuật của dự án, thì các doanh nghiệp cần lưu ý đến các khía cạnh cải thiện về môi trường đi kèm. Yếu tố này là điểm cộng trong hồ sơ xin vay vốn/tài trợ, đặc biệt khi nộp tới các tổ chức tín dụng có chương trình ưu tiên cho lĩnh vực này.
Các giải pháp sản xuất bền vững, có lợi môi trường cần thể hiện rất rõ, như: giảm độc tính và/hoặc giảm lượng chất thải, giảm tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải… Lý do được đưa ra trong Sổ tay Tài chính xanh của Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) là những giai đoạn trước đây, trong các hồ sơ vay vốn, khía cạnh môi trường trong nhiều trường hợp không phải là yếu tố thúc ép như khía cạnh kinh tế. Tuy nhiên, xu hướng đang diễn ra là các khía cạnh môi trường sẽ trở thành yếu tố xem xét quan trọng nhất.
Theo nhandan.vn
Liên kết website
Ý kiến ()