Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 01/11/2024 19:27 (GMT +7)
TikTok và YouTube là những nền tảng thu thập và chia sẻ dữ liệu nhiều nhất
Thứ 2, 14/02/2022 | 09:57:20 [GMT +7] A A
Theo một nghiên cứu gần đây được công bố vào tháng trước bởi công ty tiếp thị di động URL Genius, cho thấy rằng YouTube và TikTok theo dõi dữ liệu cá nhân của người dùng nhiều hơn bất kỳ ứng dụng truyền thông xã hội nào khác. Hai nền tảng này có thể đang thu thập rất nhiều dữ liệu của chính bạn và điều đó có thể làm bạn cảm thấy phiền hà.
Nghiên cứu cho thấy YouTube, thuộc sở hữu của Google đang thu thập hầu hết các dữ liệu cá nhân của người dùng cho các mục đích riêng, chẳng hạn như theo dõi lịch sử tìm kiếm trực tuyến hoặc thậm chí vị trí của bạn nhằm cung cấp cho các dịch vụ quảng cáo có liên quan. Trong khi đó, TikTok, thuộc sở hữu của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc ByteDance, lại cho phép hầu hết các trình theo dõi của bên thứ ba thu thập dữ liệu của bạn - và kết quả cuối cùng của hành động này, thật khó có thể lường trước với bất kỳ ai.
Với sự tham gia của các trình theo dõi đến từ bên thứ 3, về cơ bản là người dùng không thể biết họ là ai và họ đang thu thập những thông tin gì, từ những bài đăng tương tác nào của bạn, tất cả những gì bạn làm, từ thời gian bạn dành để chia sẻ cho mỗi bài đăng, đến vị trí thực của bạn và bất kỳ thông tin cá nhân nào khác đều có thể được thu thập lại. Các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy, các trình theo dõi từ bên thứ ba có thể kiểm soát những hoạt động của bạn trên các trang web khác ngay cả sau khi bạn rời khỏi ứng dụng.
URL Genius đã sử dụng tính năng "Ghi hoạt động ứng dụng" từ iOS của Apple để đếm số miền khác nhau theo dõi hoạt động của người dùng trên 10 ứng dụng truyền thông xã hội khác nhau gồm YouTube, TikTok, Twitter, Telegram, LinkedIn, Instagram, Facebook, Snapchat, Messenger và Whatsapp - tính theo một lần truy cập. Theo nghiên cứu, YouTube và TikTok đứng đầu các ứng dụng khác với 14 địa chỉ liên hệ mạng trên mỗi ứng dụng, cao hơn đáng kể so với con số trung bình của nghiên cứu là 6 địa chỉ liên hệ mạng trên mỗi ứng dụng. Họ cũng lưu ý rằng những con số này có thể cao hơn đối với những người dùng đăng nhập vào tài khoản trên các ứng dụng đó.
Đối với YouTube, 10 trong số các trình theo dõi này là địa chỉ liên hệ của bên thứ nhất, có nghĩa là nền tảng này đang theo dõi hoạt động người dùng để phục vụ cho các mục đích riêng của nó nữa, 4 trong số đó là địa chỉ liên hệ đến từ các miền của bên thứ ba, đồng nghĩa với việc công ty cũng đang giúp một số ít các dịch vụ bên ngoài thu thập thông tin và theo dõi hoạt động của người dùng.
Còn đối với TikTok, con số còn gây kinh ngạc hơn: 13 trong số 14 địa chỉ liên hệ mạng trên ứng dụng mạng xã hội phổ biến là từ các bên thứ ba và việc theo dõi này vẫn xảy ra ngay cả khi người dùng không chọn cho phép theo dõi trong cài đặt của từng ứng dụng. Các tác giả nghiên cứu cũng nhấn mạnh "“Người tiêu dùng hiện không thể biết dữ liệu nào được chia sẻ với các mạng bên thứ ba hoặc dữ liệu của họ sẽ được sử dụng như thế nào."
Tháng 10 năm ngoái, Wired đã xuất bản một bài báo chi tiết về cách TikTok theo dõi dữ liệu người dùng, bao gồm vị trí của bạn, lịch sử tìm kiếm, địa chỉ IP, các video bạn xem và thời lượng bạn xem chúng. Từ những nội dung này có thể thấy rằng TikTok rất dễ dàng nắm được những đặc điểm cá nhân từ độ tuổi đến giới tính của bạn dựa trên các thông tin khác mà nó thu thập. Google và các trang web khác cũng làm điều tương tự, dựa trên một phương pháp được gọi là “nhân khẩu học được phỏng đoán ”.
TikTok từng là chủ đề bị chỉ trích vì cách công ty thu thập và sử dụng dữ liệu của người dùng, đặc biệt là từ những người trẻ tuổi, trong đó có cả tuyên bố rằng công ty đã chuyển một số dữ liệu người dùng cá nhân sang máy chủ Trung Quốc. Không có gì phải ngạc nhiên vì vào năm ngoái, chính sách quyền riêng tư của TikTok cũng công khai nói rằng ứng dụng có thể chia sẻ dữ liệu người dùng với công ty mẹ Trung Quốc.
Tuy nhiên, hãng cũng đã hứa hẹn với người dùng là sẽ có các biện pháp bảo mật để “bảo vệ dữ liệu nhạy cảm". Vào năm 2020, Tổng thống Donald Trump đã xem xét việc cấm dùng TikTok ở Mỹ vì lo ngại về chính sách bảo mật dữ liệu của ứng dụng, đến thời Tổng thống đương nhiệm Joe Biden, ông cũng đã loại bỏ về những mối đe dọa này nhưng vẫn chỉ thị về việc kiểm soát những vấn đề tiềm ẩn về bảo mật đến từ các ứng dụng nước ngoài.
Theo Vnreview
Liên kết website
Ý kiến ()