Hai người còn lại có cùng một điểm như Tiến Linh là Akihiro Ienaga - tiền đạo Nhật Bản khoác áo CLB Kawasaki Frontale và Mohammed Al-Owais – thủ môn người Saudi Arabia của Al-Hilal.
2022 là lần thứ hai liên tiếp Tiến Linh vào đề cử Quả Bóng Vàng châu Á. Ở kỳ bầu chọn 2021, tiền đạo CLB Bình Dương và tuyển Việt Nam được hai điểm và đồng xếp thứ 22 với năm cầu thủ khác.
Hậu vệ Theerathon Bunmathan của Thái Lan đứng thứ 9 với 21 điểm, giúp bóng đá Đông Nam Á lần đầu có một đại diện vào top 10. Đây cũng là cầu thủ Đông Nam Á được đề cử nhiều nhất lịch sử, với bốn lần. Ba lần trước diễn ra vào các năm 2015 (thứ 17, ba điểm), 2019 (thứ 12, 10 điểm), 2021 (thứ 28, một điểm).
Chiến thắng lần này tiếp tục thuộc về Son Heung-min - tiền đạo tuyển Hàn Quốc và CLB Tottenham. Anh được 256 điểm, trong đó nhận điểm tuyệt đối từ 30 giám khảo. Đây là lần thứ sáu liên tiếp siêu sao sinh năm 1992 nhận giải thưởng này, và là lần thứ tám kể từ khi giải thành lập gồm 2014, 2015, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021 và 2022.
Xếp sau Son lần lượt là Mehdi Taremi - tiền đạo tuyển thủ Iran và Porto với 120 điểm, Salem Al-Dawsari - tiền đạo người Saudi Arabia của Al-Hilal với 112 điểm. Hai vị trí còn lại trong top 5 thuộc về Kim Min-jae - trung vệ Hàn Quốc và CLB Napoli với 99 điểm, và tiền vệ Nhật Bản đang thăng hoa trong màu áo Brighton ở giải Ngoại hạng Anh Kaoru Mitoma được 91 điểm.
Giải Quả Bóng Vàng châu Á do hãng truyền thông Trung Quốc Titan Sports tổ chức và trao tặng từ năm 2013. Tiền vệ Nguyễn Quang Hải là cầu thủ Việt Nam đạt điểm số cao nhất (13 điểm) và đứng cao nhất (thứ 15) vào năm 2018. Một năm sau, anh đứng thứ 17 với 8 điểm.
Lần này giải gồm 31 đề cử. 60 phiếu bầu thuộc về 40 giám khảo tới từ 40 quốc gia/khu vực thành viên LĐBĐ châu Á (AFC), và 20 giám khảo còn lại là những nhà báo/chuyên gia về bóng đá châu Á tới từ các cơ quan báo chí, truyền thông độc lập. Mỗi phiếu được bầu năm cầu thủ tương ứng với mức sáu, bốn, ba, hai và một điểm.
Ý kiến ()