Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 26/01/2025 18:56 (GMT +7)
Thực trạng và xu hướng thương mại điện tử tại Việt Nam
Thứ 2, 26/09/2022 | 08:10:21 [GMT +7] A A
Với sự tăng trưởng bứt phá, thị trường thương mại điện tử (TMĐT) đã dần trở thành “kim chỉ nam” của rất nhiều nền kinh tế, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Chính vì thế, các doanh nghiệp Việt cũng không bỏ lỡ cơ hội mà bắt đầu chuyển dịch từ kinh doanh truyền thống sang thương mại điện tử hoặc kết hợp cả hai.
Tình hình thị trường thương mại điện tử Việt Nam
Mức độ phát triển của thương mại điện tử
Theo Hãng nghiên cứu thị trường Statista, Việt Nam có mức tăng trưởng thương mại điện tử thần kỳ khi đạt quy mô 16 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 20% vào năm 2021. Con số này còn được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh lên đến 39 tỷ USD vào năm 2025. Khi so với thế giới, Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ đứng sau Indonesia.
Hạn chế trong thị trường thương mại điện tử
Tuy phát triển nhanh và đạt được những con số ấn tượng, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam vẫn gặp nhiều thách thức và hạn chế, phổ biến nhất là:
- Sự thiếu tin tưởng của người tiêu dùng trên sàn thương mại điện tử
Theo thống kê của Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam, tỷ lệ người mua hàng qua thương mại điện tử lựa chọn thanh toán khi nhận hàng (COD) là 88%. Đây là một con số tương đối lớn, phản ánh chính xác sự thiếu niềm tin của người mua hàng trên sàn thương mại điện tử. Thậm chí, có rất nhiều khách hàng đã quyết định không mua hàng nếu đơn vị kinh doanh không sử dụng phương thức COD.
- Lượng truy cập và tỷ lệ chuyển đổi thành đơn hàng còn thấp
Việc xây dựng một trang web thương mại điện tử vốn đã khó nhưng việc vận hành hiệu quả trang còn là một bài toán khó hơn. Và để vận hành website thương mại điện tử hiệu quả, doanh nghiệp cần duy trì lượng truy cập vào website cũng như duy trì tỷ lệ chuyển đổi tốt (2-5% là tỉ lệ chuyển đổi tối ưu). Một khi doanh nghiệp xây dựng được trang website thương mại điện tử đáp ứng toàn bộ tiêu chí đánh giá sẽ dễ dàng thu hút và giữ chân khách hàng cũng như tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho khách.
Xu hướng & Giải pháp để phát triển thị trường thương mại điện tử
- Affiliate Marketing với KOLs
Đây là hình thức Marketing khá phát triển hiện nay, đặc biệt là với những ngành bán lẻ. Doanh nghiệp thay vì phải chi trả một khoản lớn cho chiến dịch marketing thì giờ đây chỉ cần trả khoảng vài phần trăm doanh thu sản phẩm cho các KOLs mỗi khi có khách hàng tiếp cận được tới sản phẩm hoặc mua sản phẩm.
- Thương mại điện tử qua mạng xã hội
Phương thức mua hàng qua Facebook, Instagram hay các trang mạng xã hội khác đã diễn ra khá phổ biến và quen thuộc với người dùng cũng như doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp để có thể hoạt động hiệu quả nhất và dễ dàng kiểm soát đơn hàng thì đang dần chuyển sang xu hướng bán hàng đa kênh (Omnichannel) - cho phép liên kết mạng xã hội với website cửa hàng.
- Chuyển dịch thương mại qua di động
Theo PwC, có đến 69% người được hỏi cho biết họ mua sắm qua điện thoại di động. Điều đó cho thấy được sự cấp thiết của doanh nghiệp khi xây dựng ứng dụng di động cho phép khách hàng mua sắm trực tuyến dễ dàng. Ngoài ra thì hệ thống thông báo đẩy cũng là một ưu điểm lớn để giữ chân khách hàng và khiến họ biết đến các chương trình của doanh nghiệp nhiều hơn. Còn nếu không đủ khả năng để phát triển ứng dụng riêng thì doanh nghiệp có thể xây dựng Progressive Web App để tạo trải nghiệm tương tự cho người dùng.
- Tối ưu hóa vận hành và logistics
Bên cạnh sản phẩm và nền tảng bán hàng, doanh nghiệp ngày nay còn phải để ý đến cả dịch vụ và hiệu suất giao hàng, bởi đây là những yếu tố gián tiếp ảnh hưởng lớn tới trải nghiệm khách hàng.
Để đảm bảo hoạt động logistics được diễn ra trơn tru, hiệu quả thì một chiến lược quản lý kho và xử lý đơn hàng đồng bộ là điều không thể thiếu. Nhờ thế mà những hệ thống như quản lý nguồn lực doanh nghiệp (ERP) lên ngôi mạnh mẽ trong những năm gần đây, với một trong những cái tên sáng giá nhất là Odoo. Sử dụng mã nguồn mở, Odoo có đầy đủ các tính năng cơ bản cũng như nâng cao để giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quá trình, tận dụng tối đa các nguồn lực, như: dòng tiền, nhân lực, lượng hàng tồn, khả năng lưu trữ… Hơn thế nữa, Odoo có thể được thiết kế chính xác dựa theo nhu cầu kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Là đối tác chiến lược của Odoo tại Việt Nam, Magenest tự hào cung cấp dịch vụ thiết lập hệ thống Odoo cho bất kì doanh nghiệp/tổ chức nào có nhu cầu! Nếu doanh nghiệp hãy còn băn khoăn về chuyển đổi số, lợi ích của chuyển đổi số cũng như chưa có cho mình được kế hoạch chuyển đổi số đường dài thì hãy liên hệ với Magenest để được nhận thêm các kiến thức bổ ích:
Email: [email protected]
Hotline: (+84) 96 295 5486
Website: https://magenest.com/
Dương Hùng
Liên kết website
Ý kiến ()