Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 26/01/2025 19:45 (GMT +7)
Thực phẩm hút chân không, cần lưu ý gì để tránh ngộ độc?
Thứ 2, 05/06/2023 | 08:31:17 [GMT +7] A A
Hiện nay túi hút chân không được nhiều gia đình lựa chọn để đóng gói thực phẩm vì bảo quản được lâu dài.
Trào lưu thực phẩm hút chân không rầm rộ
Theo ghi nhận tại các khu chợ truyền thống ở TP.HCM, không khó để có thể tìm thấy những túi thực phẩm hút chân không được bày bán trên sạp.
Các thực phẩm được hút chân không chủ yếu là những thực phẩm như đồ khô, lạp xưởng, nho khô, các loại hạt…
Theo quảng cáo của người bán, thực phẩm sau khi được đóng bịch hút chân không có thể bảo quản từ 6 tháng đến 3 năm.
Anh N.K. (29 tuổi, quận Phú Nhuận, TP.HCM) cho hay thường xuyên đến các khu chợ tìm những nơi có dịch vụ hút chân không để đóng gói thực phẩm.
"Làm cách này có thể bảo quản thực phẩm được lâu, sạch sẽ, mình còn hay đóng gói thực phẩm để gửi làm quà cho bạn bè", anh K. cho hay.
Ngoài dịch vụ hút chân không, những bà nội trợ có thể tìm các túi hút chân không được rao bán nhiều nơi, nhất là tại các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội...
Chỉ cần bỏ từ vài chục đến vài trăm nghìn là có thể sở hữu được một chiếc máy hút chân không mini được bày bán trên mạng.
Hút chân không có dẫn đến ngộ độc botulinum không?
Bác sĩ Võ Văn Tân - trưởng khoa nội thần kinh, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) - cho biết vi khuẩn clostridium botulinum là vi khuẩn kỵ khí sinh nha bào, nha bào tồn tại ở nhiều môi trường khác nhau, đặc biệt là trong đất, cát, nước biển, ruột hải sản.
Do đó, ngộ độc botulinum có thể xảy ra đối với những thực phẩm trong môi trường kỵ khí (đóng hộp, ủ chua, hút chân không...).
Túi hút chân không có thể là một yếu tố làm tăng nguy cơ ngộ độc botulinum do môi trường trong hút chân không là môi trường kỵ khí (không có hoặc ít khí oxy), vi khuẩn botulinum dễ dàng phát triển.
"Ngộ độc botulinum liên quan đến nhiều quá trình như nguyên liệu đầu vào không đảm bảo, chế biến và bảo quản không đúng cách, thực phẩm quá hạn sử dụng. Vì vậy, nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng, mùi vị, màu sắc của thực phẩm không thay đổi", bác sĩ Tân cho hay.
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), để tránh bị ngộ độc botulinum, các thực phẩm đóng hộp công nghiệp thường sử dụng nitric để ức chế độc tố botulinum.
Các thực phẩm đóng hộp, đóng gói được chế biến thô sơ, không qua khử khuẩn rất dễ nhiễm khuẩn botulinum. Đồng thời, các loại thực phẩm phổ biến dễ gây ngộ độc botulinum là các thực phẩm chế biến, đóng gói thủ công, sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình hoặc điều kiện sản xuất không bảo đảm.
Chuyên gia Cục An toàn thực phẩm lưu ý các hộ gia đình, cơ sở sản xuất thủ công không tự đóng gói, đóng kín thực phẩm (dạng hút chân không) để bảo quản thực phẩm trong thời gian dài.
Bởi khi không đủ điều kiện công nghệ để tiệt trùng thực phẩm được đóng gói kín sẽ có nguy cơ sinh ra độc tố botulinum, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người.
Ưu tiên ăn chín uống sôi Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân thực hiện ăn chín, uống sôi. Ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín. Không nên tự đóng gói kín các thực phẩm và để kéo dài trong điều kiện không đông đá. Bên cạnh đó, với các thực phẩm lên men, đóng gói hoặc che đậy kín theo cách truyền thống (như dưa muối, măng, cà muối...) cần bảo đảm phải chua, mặn. Khi thực phẩm hết chua thì không nên ăn. |
Theo tuoitre.vn
Liên kết website
Ý kiến ()