Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 26/01/2025 15:37 (GMT +7)
Thực phẩm 'đại kỵ' với người mắc bệnh cường giáp
Chủ nhật, 01/12/2024 | 09:02:53 [GMT +7] A A
Người bệnh cường giáp nên ăn gì và nên kiêng gì để tốt nhất cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả? Một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đúng thực phẩm và đủ chất dinh dưỡng đóng góp rất nhiều vào kết quả cải thiện bệnh cường giáp.
Bệnh cường giáp là cách gọi chung của nhiều hội chứng bệnh tuyến giáp như: bướu cổ, bướu giáp trạng… Trong đó, basedow và bướu cổ đa nhân nhiễm độc là những nguyên nhân chính của hội chứng cường giáp.
Người bệnh cường giáp thường nhanh cảm thấy đói, sụt giảm cân nặng dù vẫn ăn nhiều, run tay chân, mắt lồi nhiều hơn, sưng hàm dưới, bướu cổ... Bệnh thường rất khó chữa lành trong thời gian ngắn, đòi hỏi người bệnh kiên trì điều trị và kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý.
Chế độ ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng đến các triệu chứng bệnh cường giáp. Một số loại thực phẩm giúp cải thiện tình trạng bệnh, trong khi những loại khác có thể làm các triệu chứng trở nên nặng hơn hoặc gây trở ngại cho việc dùng thuốc chữa bệnh.
Dù thực phẩm không chữa khỏi bệnh cường giáp nhưng chất dinh dưỡng, khoáng chất trong một số thực phẩm giúp kiểm soát tình trạng cơ bản của bệnh, hạn chế biến chứng xảy ra. Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến cả việc sản xuất hormone, cách tuyến giáp hoạt động.
Bệnh cường giáp nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung vào trong thực đơn của người bệnh cường giáp, bạn nên hạn chế những thực phẩm kể tên dưới đây:
Rượu, bia
Người bệnh cường giáp uống rượu có nguy cơ tiến triển bệnh nặng hơn do tuyến giáp phản ứng quá mức với hormone kích thích tuyến giáp. Rượu làm tăng mức độ khó chịu, gây căng thẳng ở những người bệnh cường giáp. Do đó, người bệnh tuyến giáp nên hạn chế hoặc không uống rượu để giảm biến chứng xảy ra.
Thực phẩm chứa nhiều iot
Thực phẩm chứa nhiều iot: muối Iốt, rong biển, tảo biển, hải sản hoặc các thực phẩm dinh dưỡng có nguồn gốc từ chúng… có thể làm vấn đề cường giáp có sẵn ở người bệnh nặng thêm.
Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), liều lượng i-ốt được khuyến nghị hàng ngày đối với người bệnh cường giáp khoảng 150 mcg (0,15 mg), thậm chí cần ăn ít i-ốt hơn.
Người bệnh cần tránh các loại hải sản chứa nhiều i-ốt như: cá, rong biển, tôm, cua, sushi, tảo…
Tránh các loại thực phẩm khác có nhiều i-ốt như: sữa, bơ, phô mai, lòng đỏ trứng, muối i-ốt, một số chất tạo màu thực phẩm, thuốc có chứa i-ốt (amiodarone – Nexterone, sirô ho, thuốc nhuộm tương phản y tế, thảo dược, thực phẩm bảo vệ sức khỏe bổ sung vitamin).
Các loại chất béo “xấu”
Chất béo “xấu” còn gọi là chất béo bão hòa, đông đặc ở nhiệt độ bình thường, khiến cơ thể sản sinh ra cholesterol xấu (LDL), làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Thực phẩm chiên chứa nhiều chất béo “xấu” làm cản trở khả năng hấp thụ thuốc thay thế hormone tuyến giáp của cơ thể. Chất béo “xấu” cũng có thể làm giảm khả năng sản xuất hormone thyroxine (T4) của tuyến giáp. Thực phẩm béo “xấu” chứa nhiều calo gây khó tiêu hóa đối với những người có quá trình trao đổi chất chậm, dẫn đến tăng cân quá mức. Người bệnh cường giáp không nên ăn những thực phẩm quá béo như: bơ, sốt mayonnaise, bơ thực vật, những thực phẩm chiên khác.
Cà phê
Thực phẩm, đồ uống có chứa caffeine như: cà phê, trà, soda, sô cô la… làm các triệu chứng của cường giáp nặng hơn, dẫn đến tăng lo lắng, căng thẳng, khó chịu, nhịp tim nhanh. Người bệnh cường giáp nên tránh hoặc hạn chế dùng những loại nước uống này, thay thế bằng trà thảo mộc tự nhiên, nước có hương vị hoặc rượu táo nóng để bảo vệ sức khỏe.
Thực phẩm có hàm lượng đường cao
Bệnh nhân cường giáp có dấu hiệu rối loạn chuyển hóa carbohydrate, dẫn đến khó kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể. Bệnh nhân cường giáp ăn nhiều đường còn làm tăng mức độ hồi hộp. Vì vậy, cần hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đường như: nước ngọt, bánh kẹo… để tránh gây hại cho sức khỏe.
Sữa tươi nguyên kem
Sữa là thực phẩm giàu canxi tốt cho sức khỏe tuy nhiên, sữa nguyên chất, sữa tươi nguyên kem thường chứa nhiều chất béo, người bệnh cường giáp tránh sử dụng do khó tiêu hóa. Với người bệnh cường giáp khi sử dụng sữa, các sản phẩm từ sữa nên chọn các sản phẩm từ sữa tách béo để bảo vệ sức khỏe, giúp tiêu hóa tốt.
Thực đơn cho người bệnh cường giáp
Chế độ ăn uống sau cần kết hợp với tích cực điều trị mới đem lại kết quả tốt nhất cho tình trạng bệnh cường giáp.
Bữa sáng
Bữa sáng bạn có thể bổ sung canxi bù lại lượng thiếu hụt do cường giáp gây ra bằng ngũ cốc ăn kèm với sữa.
Bữa phụ buổi sáng
Bữa ăn nhẹ nạp năng lượng này người bệnh cường giáp nên chọn hoa quả để bổ sung chất chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch và sức khỏe chung.
Bữa trưa
Đây là bữa mà bạn cần bổ sung nhiều protein và năng lượng đảm bảo cho hoạt động cơ thể. Thực phẩm được gợi ý là loại thực phẩm giàu Protein như: đậu nành, đậu hà lan, thịt nạc, cá,…
Ngoài ra, có thể chế biến chúng với những loại rau gia vị như hương thảo, húng quế, kinh giới,… có khả năng cải thiện chức năng tuyến giáp, kháng viêm và phục hồi bệnh tốt.
Bữa phụ buổi chiều
Khi tuyến giáp hoạt động quá mức khiến lượng kẽm trong cơ thể thấp xuống mức báo động thì bữa ăn này được dùng để bổ sung. Bạn nên ăn quả óc chó hoặc hạnh nhân, kết hợp với sữa chua, sinh tố hoặc hạt lanh để đảm bảo dinh dưỡng tốt hơn.
Bữa tối
Bữa tối phù hợp cho người bệnh cường giáp là 1 bát bông cải xanh hoặc hoặc 1 bát bắp cải, 1 bát súp cùng 2 miếng bánh. Bạn nên đảm bảo mỗi ngày có thể ăn ít nhất 1 bữa với bông cải xanh, súp lơ để giảm hoạt động quá mức của tuyến giáp.
Theo tienphong.vn
Liên kết website
Ý kiến ()