Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 12/01/2025 15:01 (GMT +7)
Thực hư dùng túi nilon trữ thực phẩm trong tủ lạnh là "tự sát chậm"
Chủ nhật, 10/07/2022 | 18:30:47 [GMT +7] A A
Sử dụng túi nilon là thói quen của nhiều người Việt. Vậy cho thực phẩm vào túi nillon khi cất trong tủ lạnh là đúng hay sai?
Nhiều người rất sợ dùng túi nilon để đựng thực phẩm trong tủ lạnh vì nghĩ rằng túi nilon có các chất độc hại. Nếu cho rau, củ, quả, thực phẩm vào túi rồi cất vào tủ, các chất độc hại đó có thể sẽ ngấm sang rau, ăn vào rất độc, thậm chí gây ung thư. Một số nguồn tin nói túi nilon chứa chất hóa dẻo, chất tạo màu benzopyrene... là chất gây ung thư loại một, rất độc hại cho cơ thể.
Một câu hỏi được đặt ra: Chúng ta khi đi chợ hay siêu thị về cơ bản đều sử dụng túi nilon đựng thực phẩm. Vậy việc đặt túi đó trực tiếp vào tủ lạnh có thực sự gây hại cho cơ thể con người hay không?
Trước hết, cần hiểu rằng chất hóa dẻo - thành phần chính trong túi nilon được sử dụng rộng rãi ngày nay. Đây là thành phần không thể thiếu, giúp một chiếc túi mềm, dễ sử dụng. Theo quy định, chất hóa dẻo được phép sử dụng trong sản xuất vật liệu đóng gói thực phẩm. Tất nhiên, chất này không được dùng tùy tiện và luôn có quy định nghiêm ngặt về lượng sử dụng. Thông thường, theo quy định, lượng chất hóa dẻo không quá 1,5mg/kg.
Chất hóa dẻo có gây ung thư không?
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, trong một số điều kiện, DEHP - chất hóa dẻo được dùng để sản xuất túi đựng thực phẩm, có thể xâm nhập từ các sản phẩm nhựa sang thực phẩm và sau đó vào cơ thể con người. Tuy nhiên, nếu chiếc túi được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn, hàm lượng DEHP sẽ không đủ để gây ra mối đe dọa cho sức khỏe.
Ngoài ra, Trung tâm Nghiên cứu Ung thư liệt kê DEHP là chất gây ung thư 2B, có nghĩa là "có thể" gây ung thư cho con người.
Một thử nghiệm khác dược tiến hành bởi các chuyên gia Trung Quốc, trong đó họ mua hai loại túi nilon chuyên dụng đựng thực phẩm với giá cả khác nhau, nguyên liệu sản xuất là PE (polyetylen), sau đó mua năm loại rau, cho vào các túi đó, rồi cho vào tủ lạnh. Sau một tuần bảo quản, họ không tìm thấy chất dẻo trong rau. Trưởng khoa Khoa học và Kỹ thuật Thực phẩm tại Đại học Northwestern, Mỹ giải thích: "Sự di chuyển của các chất dẻo là có điều kiện. Nhìn chung, điều này xảy ra trong túi nhựa kém chất lượng, kết hợp với thực phẩm nhiều dầu mỡ và ở nhiệt độ cao. Túi nhựa đủ tiêu chuẩn thường không có hiện tượng chuyển hóa hóa dẻo, đặc biệt nếu để trong tủ lạnh ở nhiệt độ thấp và bảo quản trong thời gian ngắn thì khả năng xảy ra càng ít".
Đồ ăn nóng đựng trong túi ni lông có bị nhiễm độc không?
Hiện nay, túi ni lông được sử dụng trên thị trường được chia thành hai loại: túi nhựa polyetylen và túi nhựa polyvinyl clorua. So với loại thứ hai, loại thứ nhất có thể chịu được nhiệt độ lên tới 130-140 độ. Trong khi đó, nhiệt độ thực phẩm về cơ bản là khoảng 60-80 độ. Vì vậy, về cơ bản, thực phẩm khó làm túi nhựa polyetylen bị chảy, khiến các thành phần gây hại ngấm vào thực phẩm.
Theo các chuyên gia, mặc dù việc cho túi ni lông vào tủ lạnh không gây hại, bạn vẫn cần lưu ý các nguyên tắc sau đây để tránh chuốc độc cho cơ thể:
- Khi đóng gói thực phẩm hàng ngày, bạn không dùng túi nhựa thông thường, mà nên dùng túi nhựa đựng thực phẩm. Ngoài ra, không cho các túi này vào lò nướng, lò vi sóng. Khi nhiệt độ làm nóng vượt quá nhiệt độ nóng chảy của túi, chắc chắn thực phẩm nhiễm độc.
- Khi sử dụng túi nilon đựng thực phẩm chín, bạn không nên chọn túi có màu, đặc biệt là túi đen, bởi đa phần túi đen được làm từ các sản phẩm nhựa kém chất lượng như màng bao bì phế thải, túi bao bì... kết hợp với lượng lớn bột màu, chất tạo màu được thêm vào trong quá trình sản xuất, gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người sau khi ăn.
Không sử dụng túi nilon để giữ rau quả tươi, bởi độ thoáng khí của túi rất kém, có thể khiến hoa quả giảm độ tươi nhanh chóng, thậm chí dễ thối, ủng... mà bạn không hay biết.
Theo Phụ nữ Việt Nam
Liên kết website
Ý kiến ()