Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 01/11/2024 19:18 (GMT +7)
Thúc đẩy giáo dục hòa nhập với phương pháp học tập kết hợp
Thứ 4, 25/11/2020 | 09:23:54 [GMT +7] A A
Tại Việt Nam, đã có nhiều hoạt động thúc đẩy giáo dục hòa nhập tại Việt Nam qua mô hình học tập kết hợp, với những chương trình tại các cộng đồng gặp khó khăn.
Tình nguyện viên và các em nhỏ trong chương trình Making Dream Come True 2 |
Trong khi học sinh vẫn được đến lớp tại một số nơi trên thế giới, thì ở hầu hết các khu vực khác, trường học đang hoạt động hoàn toàn theo phương thức trực tuyến hoặc áp dụng mô hình lớp học kết hợp từ xa.
Trong lúc cả thế giới đang chờ đợi một loại vaccine an toàn và hiệu quả, đại dịch COVID-19 buộc tất cả chúng ta phải liên tục thích nghi với bình thường mới. Điều này cũng cho thấy sự bất bình đẳng sâu sắc trong hệ thống giáo dục - với việc học sinh ở các trường có tài trợ tốt được sử dụng công nghệ mới trong khi nhiều học sinh khác bị tụt lại phía sau. Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch, 258 triệu trẻ em không được đến trường và 74 triệu thanh niên thất nghiệp trên toàn thế giới không được tiếp cận với các nguồn tài nguyên giáo dục.
Việt Nam đã và đang có những bước tiến trong việc xóa đi khoảng cách này. Trong Chỉ số Cam kết Giảm Bất bình đẳng (CRII) năm 2020, Việt Nam được xếp hạng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á vì cam kết giảm bất bình đẳng trong ba lĩnh vực, đặc biệt là với các dịch vụ công (bao gồm giáo dục), thuế và quyền của người lao động. Việt Nam đã đặc biệt được ghi nhận nỗ lực tăng đầu tư cho giáo dục, trong số các dịch vụ công khác.
Thêm nhiều nội dung tương tự được kiến tạo
Giáo dục chất lượng là quyền cơ bản của con người và có sức mạnh tạo ra một xã hội bình đẳng hơn. HP tin rằng giải pháp cho việc thúc đẩy giáo dục hòa nhập — trong và sau đại dịch — nằm ở phương pháp học tập kết hợp và cam kết mang lại kết quả học tập tốt hơn cho 100 triệu người vào năm 2025. Mặc dù đây không phải là một khái niệm mới, nhưng HP nhận thấy mô hình học tập này phát triển và ngày càng trở nên thích hợp do COVID-19.
HP làm việc trực tiếp với các tổ chức phi chính phủ và các đối tác ở địa phương để mang các chương trình bồi dưỡng sau giờ học đến với trẻ em ở các cộng đồng nông thôn và thành thị trên toàn quốc. Các chương trình này cho phép trẻ em tự chủ tạo ra tương lai của chính mình trong một thế giới Công nghiệp 4.0 thông qua ngôn ngữ lập trình, các ngành Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM) và kiến thức về cách khởi nghiệp.
Vào thời điểm bắt đầu đại dịch, HP đã triển khai chương trình Turn to Learn với sự hợp tác của NASA, TIME for Kids và Britannica để cung cấp các tài liệu học tập quan trọng tập trung vào các chủ đề về STEM và môi trường cho các trường học tại các khu vực khó khăn.
Tại Việt Nam, HP đã và đang thực hiện một sáng kiến có tên là Dự án STEM On The Move — một nỗ lực CSR cho phép HP Việt Nam cải tạo và xây dựng phòng thí nghiệm HP LAB cho các hoạt động STEM với công nghệ và thiết bị mới mà các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn khó có thể tiếp cận.
HP Việt Nam đồng thời cấp kinh phí để duy trì và phát triển 6 câu lạc bộ khoa học trong 1 năm, nơi học sinh có thể làm giàu thêm trải nghiệm học tập của mình. Các tình nguyện viên của HP đã hỗ trợ thiết lập và cải tạo cơ sở để đưa tòa nhà vào sử dụng, bao gồm sơn và sửa lại mái của nơi này. Gần đây, HP cũng đã hỗ trợ xây dựng một phòng thí nghiệm PC tại tỉnh Quảng Ninh và một phòng thí nghiệm sắp tới tại tỉnh Hậu Giang.
Đào tạo lại kỹ năng để cạnh tranh trong nền kinh tế kỹ thuật số
HP LIFE là một chương trình khác nhằm giúp tạo dựng cơ hội và giải quyết tình trạng thiếu kỹ năng và nguồn lực trong thị trường. Đây là một chương trình miễn phí của HP Foundation giúp cộng đồng rèn luyện lại các kỹ năng, có thể truy cập trực tuyến và ngoại tuyến (cũng như trong lớp học ở những nơi và vào thời điểm an toàn). Cho đến thời điểm này, hơn 147.000 người từ khắp nơi trên thế giới đã đăng ký HP LIFE –tăng trưởng vượt bậc 282% so với cùng kỳ năm 2019.
Người đăng ký học của HP LIFE gồm các doanh nhân có nhu cầu phát triển chiến lược kỹ thuật số mạnh mẽ hơn do tác động của COVID-19, những sinh viên đại học đang tìm học các bộ kỹ năng kinh doanh hoặc CNTT thực tế để chuẩn bị cho sự nghiệp của họ. Nâng cao kỹ năng là điều quan trọng để đáp ứng nhu cầu trong tương lai, HP tin tưởng vào việc xây dựng tính toàn diện trong chiến lược và không bỏ lại các cộng đồng còn khó khăn.
Tại Việt Nam, HP Việt Nam đã và đang hợp tác với Tổ chức Junior Achievement (JA) để trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết để đối mặt với thế giới thực. HP Việt Nam đã làm việc với JA trong 2 dự án "Making Dream Come True" (tạm dịch: "Biến ước mơ thành hiện thực") và sáng kiến "JA more tha money" (tạm dịch: "Thành tựu của trẻ quan trọng hơn tiền bạc). "Making Dream Come True" là một chương trình đào tạo kỹ năng CNTT-TT cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong khu vực thông qua buổi các hội thảo ngắn và bổ ích.
Những hoạt động trên trong vài tháng qua là một minh chứng về sự khả thi khi tất cả chúng ta cùng nhau thực hiện đổi mới trong giáo dục, phát triển kỹ năng và đánh giá chương trình giảng dạy. Nếu chúng ta có thể tạo ra môi trường học tập kết hợp năng động, hiệu quả và hòa nhập, kết hợp của học tập truyền thống và kỹ thuật số từ xa, chúng ta có thể giúp đưa nền giáo dục chất lượng đến gần hơn với mọi trẻ em và người lớn ở mọi nơi trên toàn cầu.
Theo vtv.vn
Liên kết website
Ý kiến ()