Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 26/01/2025 13:46 (GMT +7)
Thông tư 27/2023: Bước tiến mới trong cải cách giáo dục
Thứ 5, 18/01/2024 | 11:26:20 [GMT +7] A A
Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) giúp giáo viên mở ra lựa chọn trong việc dạy và học SGK theo chương trình mới. Qua đó, giáo viên sẽ là những người đi đầu trong công cuộc đổi mới giáo dục.
Những quyết định phù hợp triết lý giáo dục
Với việc ban hành Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT, Bộ GD&ĐT đã có những đánh giá khách quan hơn trong quá trình triển khai Chương trình GDPT mới. Nói vậy bởi, ngay trong Chương trình GDPT 2018, giáo viên được khuyến khích sáng tạo trong dạy học dựa trên nền kiến thức được cung cấp trong các bài giảng của SGK. Vậy nhưng, từ năm 2020 đến nay, nhà trường và giáo viên không có quyền trực tiếp lựa chọn SGK. Năm học tới, khi Thông tư 27 đi vào thực tiễn dạy và học, tin rằng, các nhà trường và thầy cô sẽ nhanh làm chủ phương pháp dạy SGK lớp 5, 9 và 12 mới, bởi từ giáo viên được quyền quyết định lựa chọn dạy SGK phù hợp.
Thực tế trước đó, sau những ngày đầu bỡ ngỡ khi phải làm quen với nhiều bộ SGK, nhiều thầy cô đã thấy được chủ trường đúng đắn, mang tính đột phá của Nghị quyết số 88/2014/QH13 được Quốc hội ban hành. Từ cơ chế chỉ có một bộ SGK do Bộ GD&ĐT biên soạn, Việt Nam chuyển sang sử dụng nhiều bộ SGK mà các nền giáo dục tiên tiến SGK trên thế giới đang áp dụng. Mặt khác, chuyển hướng theo cơ chế xã hội hóa, tránh độc quyền và tận dụng nguồn lực của xã hội và chất xám của những chuyên gia giáo dục đầu ngành trong việc biên soạn SGK mới.
Sau hơn gần 4 năm thực hiện đổi mới chương trình, SGK, cả nước có 6 nhà xuất bản (NXB) và 3 tổ chức đủ điều kiện tham gia biên soạn SGK. Mỗi năm đều có hơn 100 đầu SGK các môn học được phê duyệt, lựa chọn và đưa vào sử dụng trong các nhà trường.
Nhà giáo ưu tú Ngô Trần Ái, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Xuất bản - Thiết bị Giáo dục Việt Nam – một trong những đơn vị tham gia biên soạn SGK theo Chương trình GDPT 2018 nhìn nhận, chủ trương xã hội hóa việc biên soạn SGK tạo cơ hội và động lực phong phú, đặc biệt là huy động được đóng góp của toàn xã hội và huy động được trí tuệ của tập thể.
Thực tế cho thấy SGK Cánh Diều là bộ sách xã hội hóa 100%, không sử dụng vốn ngân sách. Bộ sách đã quy tụ được những giáo sư, tiến sĩ và các tác giả có kinh nghiệm viết sách, tâm huyết với ngành Giáo dục. Toàn bộ ngân sách phát triển bộ SGK Cánh Diều được huy động từ nhiều nguồn, với mục tiêu đảm bảo sách được viết, thử nghiệm và phê duyệt theo đúng lộ trình cải cách của Bộ GD&ĐT.
Cô Hà Mai (giáo viên Trường Tiểu học Yên Tân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) thì cho rằng, chủ trương xã hội hoá đã huy động được nhiều tổ chức cùng đông đảo đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học chuyên gia giáo dục tham gia biên soạn sách giáo khoa. Trong suốt quá trình biên soạn, xây dựng bản mẫu, tiến hành thực nghiệm, nghiệm thu đều được kiểm soát chặt chẽ, tất cả dựa trên sự đồng tình, nhất trí của nhiều giáo viên.
Đối với riêng SGK Cánh Diều, cô Mai cho biết: “SGK Cánh Diều phù hợp với tình hình kinh tế của địa phương, cơ sở vật chất sẵn có của nhà trường. Có các thầy, các cô biên soạn sách nhiệt tình, luôn đồng hành, sát cánh cùng giáo viên đứng lớp để giáo viên đứng lớp hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy”, cô Mai nói.
Thầy Nguyễn Anh Sơn, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Kim Sơn 1 chia sẻ: “Tổng quan thì các bộ sách của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; Công ty Cổ phần Xuất bản - Thiết bị giáo dục Việt Nam (VEPIC) liên kết một số nhà xuất bản thực hiện (bộ sách Cánh Diều) và nhiều nhà xuất bản khác đều mang đậm dấu ấn của tri thức, khao khát đem đến cho học sinh những kiến thức bổ ích, phù hợp với thực tiễn của xã hội”.
Đối với Nhà giáo nhân dân, GS.TS Đỗ Thanh Bình - đồng Tổng Chủ biên SGK Lịch sử và Địa lí Cánh Diều, viết SGK chưa bao giờ là việc dễ dàng. Ông đã từng viết rất nhiều loại sách và giáo trình. Song, chưa có loại nào khó viết như viết SGK. “Có những bài chúng tôi phải viết đi, viết lại cả chục lần. Có những đêm mọi người phải thức thâu đêm làm việc để đảm bào kịp tiến độ” – GS.TS Đỗ Thanh Bình chia sẻ.
Tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên với cải cách giáo dục
Thực hiện Chương trình GDPT năm 2018, giáo viên phải nỗ lực nhiều hơn bởi với với sự xuất hiện của các môn học tích hợp, đòi hỏi thầy cô phải trau dồi nhiều kiến thức mới để làm chủ tri thức. Các nhà trường cũng cần sắp xếp nhân lực cũng như có kế hoạch cụ thể trong từng năm học để đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh.
Quay trở lại với bộ sách Cánh Diều, ngay từ đầu những người viết sách đã đặt ra triết lý “Mang cuộc sống vào bài học – Đưa bài học vào cuộc sống”. Do đó, khi viết sách, các tác giả đưa các tiêu chí như: sách phải tạo điều kiện tiếp thu kiến thức cho người dạy và người học; nội dung trong SGK phải phù hợp với nhiều vùng miền, khu vực sống từ thành thị đến nông thôn.
Cô giáo Ninh Thị Phượng (giáo viên THCS Yên Ninh, Ý Yên, Nam Định) chia sẻ, Khi giảng dạy sách mới, giáo viên gặp không ít băn khoăn, lo lắng và áp lực. May mắn, Phòng GD&ĐT huyện đã tổ chức nhiều chương trình, hội thảo gặp mặt trực tiếp những người chủ biên, viết SGK Cánh Diều để tháo gỡ dần những khó khăn cho đội ngũ giáo viên. Sau khi được hỗ trợ, cô Phương đã có được những câu trả lời thỏa đáng, hiểu rõ hơn thực tế về đổi mới phương pháp giáo dục theo chương trình GDPT năm 2018. Từ đó, có những phương pháp giảng dạy phù hợp với năng lực của từng nhóm học sinh.
Với cô giáo Lê Thị Tân (Hà Tĩnh), sau một kỳ triển khai dạy SGK Tiếng Việt lớp 4, cô đánh giá kiến thức trong sách dễ nhớ với kiến thức nhẹ nhàng, thực tế. Nhờ vậy trong các tiết học, cả cô và trò đều “dễ thở”, các em học sinh chủ động giơ tay phát biểu ý kiến, tạo không khí học tập sôi nổi. Đồng quan điểm, cô Nguyễn Thị Luyến (Thái Nguyên) cho hay, SGK Cánh Diều phù hợp về nội dung và hình thức bài giảng đối với học sinh. Sách tham khảo hay phiếu học tập cũng rất logic với các kiến thức được cung cấp trong SGK.
Theo tienphong.vn
Liên kết website
Ý kiến ()