Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 01/11/2024 12:29 (GMT +7)
Thời điểm nào trẻ em tiêu thụ nhiều đồ ngọt nhất?
Thứ 6, 10/05/2024 | 11:18:52 [GMT +7] A A
Thật bất ngờ, thời điểm trẻ em ăn nhiều đồ ngọt nhất không phải sau bữa tối. Thậm chí, các bậc phụ huynh không cần phải lo lắng về việc con mình ăn vặt vào đêm khuya.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy trẻ em dưới 5 tuổi tiêu thụ khoảng 20% tổng lượng calo hằng ngày trong vòng một tiếng sau khi ra khỏi nhà trẻ.
Trẻ em ăn ít dinh dưỡng nhất sau khi tan trường
Nhiều bậc cha mẹ đang đi làm đã quá quen thuộc với thói quen hằng ngày. Buổi sáng, họ thức dậy và vội vã rời khỏi nhà. Sau đó là thời gian cha mẹ đi làm, còn trẻ em ở nhà trẻ. Buổi chiều, họ tranh thủ đón con, về nhà chuẩn bị bữa tối và cho trẻ đi ngủ đúng giờ.
Các nhà nghiên cứu phát hiện sau một ngày dài ở nhà trẻ, việc mua bữa ăn nhẹ cho con cái là điều rất tự nhiên. Tuy nhiên, chất lượng của món ăn nhẹ lại là điều đáng lo ngại.
Theo một thông cáo báo chí, ngoài lượng calo cao, thức ăn và đồ uống mà cha mẹ cho trẻ ăn vào thời điểm này còn bổ sung thêm 22% lượng đường trong ngày, và chiếm khoảng 1/3 lượng đồ ăn nhẹ mà trẻ ăn.
Tờ Washington Post đưa tin nghiên cứu được công bố trên tạp chí Chăm Sóc Sức Khỏe Trẻ Em vào tháng 4, đã xem xét dữ liệu trong các tạp chí thực phẩm của hơn 300 gia đình có trẻ em theo học tại 30 trung tâm chăm sóc trẻ em trên khắp quận Hamilton, bang Ohio trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2011.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra nhiều giai đoạn chuyển giao - một giờ trước và sau khi đưa trẻ đến trường; và một giờ trước và sau khi đón trẻ. Những đứa trẻ, trung bình chỉ hơn 4 tuổi, tiêu thụ khoảng 1.470 calo mỗi ngày.
Trong vòng một giờ sau khi rời nhà trẻ, trẻ ăn những thực phẩm ít dinh dưỡng nhất. Trẻ cũng tiêu thụ 290 calo - hoặc khoảng 20% tổng lượng tiêu thụ hằng ngày.
Cha mẹ góp phần tạo thói quen cho trẻ
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng căng thẳng, hạn chế về thời gian và mong muốn xoa dịu hoặc an ủi trẻ của cha mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến con, đồng thời kêu gọi nghiên cứu thêm về "những giai đoạn chuyển tiếp quan trọng tiềm tàng này".
"Mọi bậc cha mẹ đều biết khoảng thời gian đó trong ngày có thể bận rộn như thế nào. Cha mẹ có thể cảm thấy căng thẳng, trẻ có thể cáu kỉnh, đói hoặc mệt mỏi", tiến sĩ Kristen Copeland, tác giả cấp cao của nghiên cứu và là bác sĩ điều trị tại Bệnh viện Nhi Cincinnati, cho biết trong một thông cáo.
Theo tuoitre.vn
Liên kết website
Ý kiến ()