Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ duyệt Thụy Điển vào NATO, giúp Stockholm tiến gần hơn việc trở thành thành viên thứ 32 của liên minh.
Các nghị sĩ quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ ngày 23/1 bỏ phiếu phê chuẩn nghị định thư xin gia nhập NATO của Thụy Điển với tỷ lệ 287 ủng hộ, 55 phản đối. Tổng thống Tayyip Erdogan dự kiến ký thông qua văn kiện trong vài ngày tới, hoàn tất quá trình phê duyệt của Ankara đối với Stockholm.
Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson hoan nghênh động thái. "Hôm nay, chúng tôi đã tiến gần thêm một bước đến mục tiêu trở thành thành viên của NATO", ông Kristersson viết trên X, thêm rằng đây là diễn biến tích cực.
Để trở thành thành viên NATO, Thụy Điển cần được quốc hội toàn bộ 30 các nước thành viên chấp thuận. Hungary hiện là quốc gia duy nhất chưa "bật đèn xanh" cho quốc gia Bắc Âu. "Tôi hoan nghênh quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận Thụy Điển vào NATO", Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết. "Tôi mong chờ Hungary hoàn tất phê chuẩn sớm nhất có thể".
Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby nói "Thụy Điển là đối tác mạnh, có năng lực quốc phòng và việc Stockholm gia nhập NATO sẽ giúp liên minh an toàn hơn, mạnh hơn".
Nga chưa lên tiếng về diễn biến.
Phần Lancùng Thụy Điển hồi tháng 5/2022 nộp đơn xin gia nhập NATO, kết thúc hàng thập kỷ duy trì chính sách không liên kết về quân sự. Phần Lan hồi tháng 4/2023 gia nhập thành công, sau khi nhận được sự ủng hộ từ 30 nước thành viên, trong khi Thụy Điển lúc đó gặp trở ngại từ Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary.
Thổ Nhĩ Kỳyêu cầu Thụy Điển thực hiện nhiều bước hơn để kiềm chế các thành viên của đảng Công nhân người Kurd (PKK), nhóm bị Liên minh châu Âu và Mỹ coi là nhóm khủng bố. Stockholm sau đó đưa ra luật chống khủng bố và dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu vũ khí đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Erdogan cũng từng ám chỉ việc duyệt Thụy Điển có liên hệ với thương vụ mua F-16 của Mỹ và Canada cam kết dỡ lệnh cấm vận vũ khí với Thổ Nhĩ Kỳ.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban ngày 23/1 viết trên X rằng ông đã mời người đồng cấp Thụy Điển đến Budapest "để thảo luận" về việc gia nhập NATO. Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom cùng ngày phản hồi nước này "không có lý do để thảo luận" với Hungary. Khác với Thổ Nhĩ Kỳ, ông Billstrom cho biết Hungary không đưa ra điều kiện tiên quyết nào khiThụy Điểnđược NATO mời gia nhập hồi tháng 7/2022.
Hungarythường chỉ trích Thụy Điển vì "có thái độ thù địch công khai", cho rằng Stockholm không có động thái để củng cố quan hệ song phương. Gergely Gulyas, chánh văn phòng Thủ tướng Hungary, ngày 18/1 cho rằng chính phủ Thụy Điển "nên liên lạc, hỏi xem quốc hội Hungary có lo ngại gì và họ có thể hành động thế nào".
Ý kiến ()