Công ty công nghệ sinh học CellX ở Thượng Hải cho rằng kỹ thuật do họ phát triển có thể giải quyết những thách thức với thịt lợn nhân tạo. Đây là công ty đầu tiên cung cấp thịt lợn nuôi cấy trong phòng thí nghiệm ở Trung Quốc. Chiếm 30% nhu cầu trên toàn cầu, Trung Quốc là nước tiêu thụ thịt lớn nhất thế giới. Mức tiêu thụ thịt hàng năm của quốc gia này là 86 triệu tấn. Thịt nhân tạo hứa hẹn trở thành nguồn cung ổn định đồng thời giảm đáng kể lượng khí thải carbon từ quá trình xử lý thịt thông thường.
Sản phẩm thịt lợn của CellX chứa tế bào lấy từ lợn đen bản xứ của Trung Quốc. Những tế bào này được nuôi trong môi trường sinh trưởng, sử dụng giá đỡ sinh học để thúc đẩy phát triển. CellX cũng đang sử dụng công nghệ in 3D để đạt tỷ lệ nạc phù hợp, đồng thời ứng dụng khoa học thực phẩm nhằm đạt mùi vị tương tự thịt chăn nuôi thông thường.
CellX cho biết họ đã giảm chi phí sản xuất gấp hơn 5 lần và hướng tới hạ xuống 10 lần vào năm sau. Môi trường phát triển vẫn sử dụng huyết thanh động vật của công ty không chỉ đi chệch mục tiêu "không tiêu thụ động vật" mà còn góp phần lớn vào chi phí cuối cùng. Công ty đang lên kế hoạch chuyển sang dùng môi trường phát triển và đạt mức giá tương đương thịt lợn thường năm 2025.
Trước mối lo ngại về khí thải từ hoạt động sản xuất thịt, các nước đang tìm kiếm nguồn protein thay thế có thể cung cấp thịt cho dân số và thân thiện với môi trường. Thịt nguồn gốc từ động vật đã xuất hiện từ lâu nhưng cần phát triển thêm để thay thế thịt động vật. Thịt nhân tạo được nuôi cấy từ tế bào động vật có hình dáng và kết cấu rất giống thịt thường nhưng chưa thể sản xuất trên quy mô lớn và chí phí cao nên khó tiếp cận người tiêu dùng.
Ý kiến ()