Nghiên cứu được công bố trên tuần báo JAMA Network Open, thực hiện trên 100 trẻ em khỏe mạnh, không có vấn đề về giấc ngủ, cho thấy trẻ thiếu ngủ bị ảnh hưởng tiêu cực khi thiếu ngủ, từ cách lựa chọn thực phẩm, tập thể dục và kỹ năng cá nhân, tham gia hoạt động xã hội. Ngủ không đủ giấc còn có thể gây béo phì, các vấn đề về hành vi và học tập kéo dài ở trẻ. Thanh thiếu niên không ngủ đủ giấc có nguy cơ cao bị trầm cảm, đồng thời có nhiều khả năng bị tai nạn giao thông và các tai nạn sinh hoạt.
Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy mối liên hệ trực tiếp giữa thiếu ngủ và chất lượng cuộc sống của trẻ khỏe mạnh. Trẻ tham gia nghiên cứu có giờ đi ngủ muộn hơn bình thường một tiếng hoặc sớm hơn một tiếng, thời gian thức dậy bình thường. Sau đó, các nhà nghiên cứu yêu cầu cha mẹ và con cái đánh giá chất lượng cuộc sống của trẻ bằng nhiều câu hỏi khác nhau.
Hiện nay, trẻ em ngày càng thức khuya hơn do có nhiều bài tập về nhà, hoạt động xã hội, tác động từ thiết bị di động, máy tính bảng, lịch sinh hoạt của gia đình. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo ưu tiên giấc ngủ cho trẻ. Trong đó, trẻ sơ sinh cần ngủ 12-16 tiếng một ngày, bao gồm giấc ngủ ngắn; trẻ mới biết đi ngủ 11-14 tiếng; trẻ mẫu giáo từ 10-13 tiếng, đã bao gồm giấc ngủ trưa; trẻ đang tuổi đi học cần ngủ từ 9-12 tiếng còn thanh thiếu niên ngủ từ 9-10 tiếng.
Ý kiến ()