Tất cả chuyên mục
Thứ Hai, 27/01/2025 15:30 (GMT +7)
Thiết bị truy vết COVID-19 nhỏ trong lòng bàn tay
Thứ 7, 09/10/2021 | 09:51:51 [GMT +7] A A
Giải pháp truy vết F1, F2 trong phòng chống dịch COVID-19 nhờ một thiết bị nhỏ gọn trong lòng bàn tay đã được giới thiệu vào ngày 8/10.
Ngày 8/10, Cty CP Đầu tư Công nghệ Smarttech Việt Nam đã có buổi giới thiệu giải pháp công nghệ giúp truy vết, phòng chống dịch COVID-19 với Bộ Y tế.
Công nghệ được đưa ra là một thiết bị nằm gọn trong lòng bàn tay có tên: “Contact Tracing Covid”, mỗi thiết bị được gán mã QR Code riêng và lưu thông tin người sử dụng dưới dạng mã hóa. Thiết bị này khi tiếp xúc với các thiết bị khác sẽ lưu ID tiếp xúc giúp việc truy vết khi phát hiện F0 nhanh chóng và đơn giản.
Thiết bị có tính bảo mật cao khi không kết nối online, không định vị GPS, thông tin lưu trữ trong 25 ngày và chỉ được truy xuất khi có F0.
Ngoài thiết bị này, mỗi đơn vị có thể lắp đặt 1 trạm kiểm soát, toàn bộ dữ liệu ra vào của người đeo theo “Contact Tracing Covid” sẽ được ghi nhận qua các trạm kiểm soát. Trạm kiểm soát tự động này có thể gắn ở các trạm kiểm soát xe cộ, nhà ga, nhà máy, Khu công nghiệp để tự động phát hiện các ID có tiếp xúc gần với ca nhiễm để nhanh chóng cách ly.
Ông Nguyễn Lương Phương, Chủ tịch HĐQT Cty CP Đầu tư Công nghệ Smarttech Việt Nam cho biết, ưu điểm của công nghệ này là tất cả thông tin tiếp xúc đều minh bạch. F0 và những người tiếp xúc gần đều được phân loại ngay, nếu là doanh nghiệp có thể khoanh vùng ngay và tiếp tục hoạt động sản xuất bình thường.
Ngoài hiệu quả trong phòng, chống dịch COVID-19, thiết bị nhỏ gọn này còn có thể thay cả giấy đi đường, lưu giữ liều tiêm vắc xin… và rất bảo mật vì tất cả thông tin đều được mã hóa.
Theo ông Phương, đây là giải pháp tiết kiệm hiệu quả cho ngân sách nhà nước, cho doanh nghiệp và nhân dân, khi chi phí cho mỗi thiết bị này chỉ có giá bằng một lần test nhanh; tránh được việc lập những chốt kiểm soát đông người – nơi có thể lây lan dịch bệnh.
PGS. TS. Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế nhìn nhận: “Giải pháp này khá ưu việt vì lấy dân làm trung tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân”.
Theo ông Tường, lợi thế của giải pháp là đảm bảo tính riêng tư của người dân, không bị ảnh hưởng bởi GPS. Ông Tường đề nghị doanh nghiệp thí điểm ở Cục Công nghệ thông tin sau đó có thể thí điểm tại các Khu công nghiệp, Bệnh viện.
Theo Tiền phong
Liên kết website
Ý kiến ()