Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 12/01/2025 20:47 (GMT +7)
Tại sao trẻ em cần được tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19?
Chủ nhật, 31/10/2021 | 15:19:50 [GMT +7] A A
Tạp chí Times ngày 30/10 đã cho đăng bài viết về vấn đề tiêm phòng đối với trẻ em của Tiến sĩ Ashih k. Jha – Hiệu trưởng Trường Đại học Y cộng đồng thuộc Đại học Brown - ngay sau khi giới chức Mỹ cấp phép sử dụng khẩn cấp với vaccine dành cho trẻ nhỏ. Nội dung có một số điểm đáng chú ý sau.
Ngày 29/10, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Pfizer và BioNTech cho trẻ em từ 5-11 tuổi.
Trong một thông cáo báo chí, FDA cho biết: FDA đã xác định vaccine Pfizer đáp ứng các tiêu chí để cho phép sử dụng khẩn cấp. Dựa trên toàn bộ các bằng chứng hiện có, những lợi ích đã biết và tiềm năng của vaccine Pfizer/BioNtech ngừa COVID-19 đối với trẻ em từ 5 tuổi vượt xa những nguy cơ đã biết và tiềm ẩn.
Bước tiếp theo, Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ sẽ đưa ra quyết định mọi trẻ em sẽ được tiêm vaccine, hay chỉ là một nhóm nhất định. Một số chuyên gia đề xuất tiêm cho nhóm trẻ em nguy cơ cao trước, trong khi chờ đợi thu thập dữ liệu bổ sung. Tuy nhiên, sự chờ đợi này có thể là sai lầm. Với những số liệu hiện nay, câu trả lời dường như đã rõ ràng: CDC cần khuyến nghị mọi trẻ em từ 5-11 tuổi cần phải được tiêm chủng càng nhanh càng tốt.
Điều mà tất cả các chuyên gia đều đồng thuận là: Tiêm vaccine cho trẻ em cần phải được dựa trên những bằng chứng vững chắc và cần đặt tiêu chí cao về vaccine cho nhóm trẻ em khỏe mạnh. Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer đã đạt được các tiêu chí này: Có hiệu lực cao, giảm giảm nguy cơ nhiễm bệnh 90%. Đây là hiệu quả được ghi nhận trong thử nghiệm lâm sàng khi COVID-19 với biến thể Detla bùng phát tại Mỹ, làm các ca nhiễm đột phá xuất hiện ngày một phổ biến. Nên tỉ lệ hiệu quả trên 90% của vaccine là điều đặc biệt có ý nghĩa.
Nguồn cơn gây ra tâm lý chần chừ tiêm chủng cho trẻ em nằm ở lối suy nghĩ: Có cần tiêm chủng cho trẻ hay không, bởi đây là đối tượng ít có nguy cơ nhiễm bệnh hơn người lớn. Nguy cơ nhiễm bệnh ở trẻ thấp hơn – đó là thực tế, nhưng mấu chốt không nằm ở đó.
Câu hỏi thực chất cần phải quan tâm là: Nguy cơ COVID-19 gây ra với trẻ ra sao trong mối tương quan với các nguy cơ khác? Dữ liệu cũng đã chỉ ra một thực tế rất rõ ràng: Trong năm 2020, COVID-19 là nguyên nhân đứng hàng thứ 6 gây tử vong cho trẻ em từ 5-11 tuổi tại Mỹ, khiến 700 trẻ em thiệt mạng. Trong cúm mùa hàng năm, số trẻ em thiệt mạng cũng chỉ là 200 trẻ.
Kế đến là một vấn đề khác cần phải được đưa lên bàn tính: Ích lợi và nguy cơ từ việc tiêm vaccine cho trẻ ra sao nếu so sánh với viễn cảnh mắc COVID-19? Những tính toán cũng chỉ ra một sự thực: virus là nguy cơ thường trực với trẻ em và nguồn lây có thể đến từ những người tiếp xúc – từ bạn cùng lớp, người thân, nhóm bạn thân chơi cùng nhau.
Thế giới đã chứng kiến tác hại của COVID-19 ra sao nếu không kiểm soát đà lây lan dịch bệnh. Mỹ có thể đã vượt qua đỉnh đợt bùng phát dịch với biến thể Delta, nhưng hiện vẫn có tới hơn 1.000 người Mỹ thiệt mạng mỗi ngày vì SARS-CoV-2. Vaccine giúp ngăn chặn lây nhiễm, chặn virus lây lan và cứu sống nhiều người và đó là điều không thể phủ nhận.
Như mọi loại vaccine khác, vaccine ngừa COVID-19 thể gây ra một số tác dụng phụ tiêu chuẩn như sưng ở chỗ tiêm, sốt, đau đầu... Nhưng đây là những phản ứng phụ thuộc diện nhẹ, nhanh khỏi. Quan ngại lớn nhất về tác dụng phụ chính là chứng viêm cơ tim sau khi tiêm, nhưng cần phải hiểu đầy đủ về vấn đề này.
Trước khi COVID-19 xuất hiện, viêm cơ tim (myocarditis) là trường hợp hiếm gặp, thường liên quan đến lây nhiễm virus cúm, virus gây bệnh tay chân miệng. Những trường hợp này có thể diễn tiến nghiêm trọng, đưa đến những hậu quả lâu dài do virus lây nhiễm trực tiếp vào cơ tim, hoặc gây phản ứng miễn dịch dồn dập do lây nhiễm.
Chứng viêm cơ tim liên quan đến tiêm vaccine ngừa COVID-19 có sự khác biệt. Trước hết, đó là tỉ lệ biến chứng đặc biệt thấp. Dữ liệu đầy đủ nhất hiện nay cho thấy, tỉ lệ này trong nhóm trẻ em từ 12-17 tuổi là 1/10.000 trẻ em được tiêm ngừa vaccine. Trong đó tỉ lệ xảy ra ở trẻ em trai là nhiều hơn, với 17 ca/100.000 trẻ. Hơn thế, chứng viêm cơ này ở trẻ em thường là nhẹ, tự hồi phục sau 1-2 tuần.
Đối với trẻ em từ 5-11 tuổi, cho đến nay vẫn chưa ghi nhận ca viêm cơ tim nào do tiêm vaccine trong thử nghiệm lâm sàng. Thử nghiêm này được tiến hành trên mẫu nhỏ, với 2.000 trẻ và vì thế có thể không thật đầy đủ về phản ứng phụ. Nhưng nó cũng cho thấy một thực tế viêm cơ tim không phải là phản ứng phụ đối với trẻ sau khi tiêm vaccine. Tỉ lệ ở nhóm đối tượng này thậm chí còn thấp hơn nhóm từ 12-17 tuổi.
Thế giới cần chuẩn bị cho kịch bản COVID-19 sẽ là bệnh đặc hữu, còn tồn tại và phát tán trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỉ, tương tự như bệnh sở, ho gà hay cúm mùa. Cần phải quan tâm đến sức khỏe của trẻ nhỏ theo tầm nhìm dài hạn, không nên bó hẹp trong khung kính chật hẹp về tác dụng phụ có thể xảy ra. Lợi ích của việc tiêm vacccie, ngay cả khi hiệu lực suy giảm theo thời gian, cũng rất lớn. 6 tháng sau khi hoàn tất tiêm chủng, nguy cơ về tác dụng phụ là bằng 0.
Theo Báo tin tức
Liên kết website
Ý kiến ()