Tất cả chuyên mục
Thứ Hai, 13/01/2025 02:12 (GMT +7)
Tại sao rất khó để cười tự nhiên khi chụp ảnh?
Thứ 3, 03/08/2021 | 08:32:32 [GMT +7] A A
Có một sự khác biệt tinh tế giữa nụ cười thoải mái từ niềm vui và nụ cười được tạo nên ở những bức ảnh. Điều này liên quan đến cách đôi mắt và bộ não của con người hoạt động để tạo ra nụ cười.
Tất cả chúng ta đều mong muốn mình trông đẹp nhất trong các bức ảnh và nụ cười là một trong những phần quan trọng nhất. Tuy nhiên, cho dù bạn tạo dáng hay cố gắng cười thật tươi bao nhiêu lần thì kết quả là nó cũng chẳng tự nhiên cho lắm. Tại sao lại vậy?
Nụ cười tự phát và nụ cười có chủ ý
Năm 1862, nhà thần kinh học người Pháp Guillaume Duchenne đã nghiên cứu các biểu hiện trên gương mặt và mối liên hệ của chúng với cảm xúc. Ông đã đưa kết quả nghiên cứu vào tác phẩm 'The Mechanism of Human Facial Expression'.
Ở đó, ông đã mô tả cơ sở cho một nụ cười thực sự sinh ra từ niềm vui trông như thế nào. Nụ cười 'chân thực' hay 'tự phát' này còn được gọi là nụ cười Duchenne với mô tả là là một khuôn miệng cười với đôi mắt cười đặc trưng bởi những nếp nhăn chân chim quanh mắt.
Có 2 cơ mặt chịu trách nhiệm cho nụ cười 'chân thực' phát ra từ niềm vui thực sự là cơ zygomatic - một cơ nằm ở má và orbicularis oculi tức cơ vòng mi. Cơ chính zygomatic sẽ kéo các khóe môi của bạn cong lên và các cơ vòng mi sẽ co lại, thu nhỏ mắt và tạo ra nếp nhăn chân chim đặc trưng.
Khi người khác bắt gặp nụ cười này, họ nhận ra đó là biểu hiện của sự chân thật; bộ não của chúng ta rất giỏi trong việc phát hiện cảm xúc trong các biểu hiện trên khuôn mặt. Nụ cười có chủ ý, kiểu mà bạn hay dùng trong các bức ảnh không sử dụng tất cả các cơ của nụ cười tự nhiên. Đó là bởi vì bộ não lập trình ra hai kiểu cười này theo cách khác nhau.
Cách não phân biệt nụ cười
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có sự lập trình khác nhau trong não khi chúng ta mỉm cười từ cảm xúc chân thành, tích cực (chẳng hạn như hạnh phúc) so với cười vì một tín hiệu bên ngoài.
Một nụ cười tự phát khác với nụ cười có chủ ý ở chỗ có sự tham gia của cơ ở mắt, tạo ra vết chân chim. Một nghiên cứu so sánh hoạt động của não khi thực hiện 2 loại cười kể trên cho thấy rằng nửa trái của não tham gia vào việc cười tự phát nhiều hơn so với cười có chủ ý. Điều này cho thấy cười có chủ ý không kích hoạt các vùng xử lý cảm xúc, khiến nó trở thành một hoạt động vận động thuần túy.
Tuy nhiên, chỉ cần một trải nghiệm vui vẻ như thắng trò chơi, được thăng chức hoặc đơn giản là nghe truyện cười cũng sẽ tạo ra việc xử lý cảm xúc trong não để có nụ cười chân thật.
Các nhiếp ảnh gia yêu cầu mỉm cười trước ống kính sẽ không kích hoạt phản ứng cảm xúc trong não kể trên. Vì vậy, cười có chủ ý sẽ chỉ kích hoạt được cơ cho việc cong miệng lên trên. Hoạt động này có chủ ý giống như việc bạn di chuyển ngón tay và cơ bàn tay để gảy đàn guitar.
Bắt chước nụ cười Duchenne
Nụ cười Duchenne được coi là nụ cười hạnh phúc thực sự. Phải chăng bất kỳ nụ cười tự phát nào cũng sẽ tạo ra dấu hiệu của một nụ cười tự nhiên thực sự, đặc biệt là nếp nhăn quanh mắt. Thực ra không phải vậy. Một số người có thể bắt chước nụ cười Duchenne trong ảnh hoặc ngoài đời thực.
Điển hình là bạn có thể thấy các diễn viên hay làm điều này. Họ dành hàng giờ để học cách kiểm soát cơ mặt nhằm bắt chước nhiều loại cảm xúc khác nhau. Trong một nghiên cứu vào năm 2013, các nhà khoa học đã yêu cầu những người tham gia tạo dáng trước máy ảnh khi nhập vai vào các tình huống khác nhau, tích cực và tiêu cực. Trong một kịch bản bắt chước nụ cười Duchenne, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng 71% người tham gia có thể bắt chước thành công nụ cười Duchenne.
Đây có vẻ là tin tốt bởi với một chút thực hành, tất cả chúng ta có thể trông rạng rỡ và hạnh phúc trong các bức ảnh. Tuy nhiên, vẫn có cách để phân biệt cười thật sự và cười có chủ ý. Theo các nhà khoa học, một nụ cười thật sự sẽ tồn tại lâu hơn sau khi kích thích dễ chịu biến mất, còn cười có chủ ý thường biến mất khá nhanh.
Theo Vnreview
Liên kết website
Ý kiến ()