Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 01/11/2024 20:41 (GMT +7)
Suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ?
Thứ 3, 01/10/2024 | 10:04:53 [GMT +7] A A
Người bị suy giãn tĩnh mạch được khuyến khích đi bộ, tham gia các môn đòi hỏi vận động thể lực như đạp xe, bơi.
Theo ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, Hội Bệnh mạch máu Việt Nam, theo quan niệm cũ, suy giãn tĩnh mạch chân không nên đi bộ vì sợ dồn máu xuống chân làm tình trạng bệnh thêm nặng. Ngày nay, đi bộ là môn thể dục tốt cho sức khỏe nói chung và hệ tim mạch nói riêng. Đi bộ hay chạy bộ bước nhỏ cũng có lợi cho người bị suy tĩnh mạch chân. Người bị suy giãn tĩnh mạch được khuyến khích đi bộ, tham gia các môn đòi hỏi vận động thể lực như đạp xe, bơi.
Bệnh suy tĩnh mạch chân có nguồn gốc từ sự hư hại của các van trong lòng tĩnh mạch. Khi van bị hư hại, dưới tác động của trọng lực, máu theo chỗ hở của van tĩnh mạch chảy ngược xuống phần thấp của chân. Điều này gây ứ đọng và làm tăng áp lực tĩnh mạch, dẫn đến các dấu hiệu và triệu chứng suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới. Do đó, bất cứ biện pháp nào giúp cải thiện tình trạng tăng áp lực trong tĩnh mạch do ứ đọng này, sẽ giúp cải thiện các triệu chứng suy tĩnh mạch chi dưới.
Tương tự như cơ bắp, nếu càng tập luyện thì cơ bắp sẽ luôn săn chắc, không tập cơ bắp sẽ nhão, chảy sệ. Mạch máu cũng vậy, con người phải tập luyện để máu lưu thông, tăng trương lực thành mạch để mạch chắc khoẻ, hạn chế giãn. Trường hợp ít vận động, thành mạch sẽ yếu dần, máu bị ứ ở chân làm cho tinh trạng suy tĩnh mạch nặng lên.
Theo chuyên gia, tuỳ vào từng giai đoạn của bệnh để có bài tập phù hợp. Nếu suy giãn giai đoạn sớm, độ 1,2 có thể tập thoải mái. Nhưng suy giãn tĩnh mạch ở cấp độ 3 trở lên cần phối hợp uống thuốc tăng sức bền thành mạch, sử dụng tất (vớ) áp lực để tăng cường sức bóp của cơ bắp, làm xẹp các nhánh giãn lớn đang ứ máu.
Trong trường hợp cần thiết, phải can thiệp phẫu thuật, tiêm xơ loại bỏ các nhánh tĩnh mạch đang bị suy nặng.
Suy giãn tĩnh mạch vẫn có thể chạy bộ, kết hợp với hướng dẫn của bác sĩ, thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống, hạn chế đứng ngồi lâu, kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu thừa cân. Người suy giãn tĩnh mạch cũng cần ăn nhiều rau xanh chứa vitamin E, C, trái cây và bù đủ nước trong ngày.
Những thông tin trên hy vọng đã phần nào giải đáp được cho các bạn thắc mắc "Suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ". Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về suy giãn tĩnh mạch, hãy tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có hướng điều trị phù hợp nhất.
Theo vtcnews.vn
Liên kết website
Ý kiến ()