Tất cả chuyên mục
Thứ Hai, 13/01/2025 09:11 (GMT +7)
Sáng 6/2: Thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường thuận lợi cho dịch bệnh truyền nhiễm lây lan
Thứ 2, 06/02/2023 | 09:00:00 [GMT +7] A A
Mùa lễ hội, nhu cầu đi lại tăng cao, cùng thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm lây lan, có thể gia tăng số mắc, nhất là với nhóm trẻ em có sức đề kháng yếu và người cao tuổi có bệnh lý nền, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm...
Ca COVID-19 giảm nhưng thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm lây lan
Bộ Y tế cho biết ngày 5/2 có 7 ca mắc mới COVID-19, giảm nhẹ so với ngày 4/2 và là ngày có số mắc mới thấp nhất trong gần nửa tháng qua. Trong ngày có 5 bệnh nhân khỏi.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.526.566 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.485 ca nhiễm).
Đến nay tổng số người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi là: 10.614.586 ca; trong số các trường hợp đang theo dõi, giám sát có 3 bệnh nhân nặng đang thở oxy qua mặt nạ.
Đến ngày 5/2, Việt Nam đã trải qua 36 ngày liên tục không ghi nhận ca mắc COVID-19 tử vong. Đến nay, tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.186 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 21/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 3 ASEAN).
Theo Bộ Y tế mùa lễ hội, nhu cầu giao thương du lịch tăng cao, cùng thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm lây lan, có thể gia tăng số mắc, nhất là với nhóm trẻ em có sức đề kháng yếu và người cao tuổi có bệnh lý nền, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Giai đoạn khẩn cấp của đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc
Trong thông báo mới đây, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng giai đoạn khẩn cấp của đại dịch vẫn chưa kết thúc vì số ca tử vong vẫn gia tăng. Thế giới đã ghi nhận hơn 170.000 ca tử vong liên quan đến COVID-19 trong 8 tuần qua.
Cùng với đó, theo WHO việc giám sát và giải trình tự gene đã giảm đáng kể trên khắp thế giới, khiến việc theo dõi các biến thể đã biết và phát hiện những biến thể mới trở nên khó khăn hơn. Trước thực tế này, WHO đã quyết định duy trì cảnh báo ở cấp độ cao nhất trên toàn cầu với đại dịch COVID-19 sau 3 năm ban hành vì cho rằng đại dịch này vẫn gây ra một cuộc khủng hoảng ở cấp độ quốc tế.
Theo các số liệu thống kê, bước sang năm 2023, dịch COVID-19 có dấu hiệu tăng trở lại ở một số nước. Hiện dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới với sự xuất hiện liên tục của các biến thể phụ mới.
Đến nay, thế giới đã ghi nhận gần 600 biến thể phụ của SARS-CoV-2 trong đó 5 biến thể phụ đang phải giám sát vì có khả năng biến đổi và trở thành áp đảo. Đáng chú ý, biến thể XBB với khả năng tránh miễn dịch và lây lan nhanh đã xuất hiện ở 70 quốc gia. Các biến thể phụ này được cảnh báo ngày càng có khả năng né tránh được hệ miễn dịch.
Một biến thể phụ khác của Omicron là Orthrus đã xuất hiện tại gần 70 quốc gia. Giới chức Mỹ, Trung Quốc và Anh cảnh báo Orthrus có thể trở thành biến thể lây nhiễm chiếm ưu thế sau 3 năm khi nó có khả năng tránh kháng thể rất cao.
Theo Sputnik, dù Orthrus (tên khoa học là CH.1.1) có nguồn gốc từ biến thể Omicron nhưng các nhà khoa học cho biết biến thể phụ này mang theo đột biến hiếm gặp có trong protein gai nhọn mà họ chưa từng thấy kể từ biến thể Delta trước đó. Delta và Omicron tiến hóa riêng biệt, thế nên sự xuất hiện của đột biến này là một ví dụ về tiến hóa hội tụ.
Theo Sức khỏe và Đời sống
Liên kết website
Ý kiến ()