Tất cả chuyên mục
Thứ Bảy, 02/11/2024 05:23 (GMT +7)
Sáng 29/6: Ca COVID-19 tăng, F0 nặng tăng theo; 'Béo vùng cổ gáy', người phụ nữ mắc bệnh hiếm gặp
Thứ 4, 29/06/2022 | 08:37:09 [GMT +7] A A
Theo thống kê của Bộ Y tế số ca COVID-19 mới tăng lên, số F0 nặng cũng gia tăng, trong bối cảnh biến thể phụ BA.5 của Omicron đã xâm nhập vào Việt Nam, Bộ Y tế khuyến cáo người dân tích cực và chủ động đi tiêm nhắc lại các mũi vaccine phòng COVID-19; 'Béo vùng cổ gáy', người phụ nữ bất ngờ mắc bệnh hiếm gặp.
Ca mắc mới COVID-9 tăng, bệnh nhân nặng tăng theo
Theo Bộ Y tế, ngày 28/6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 769 ca nhiễm mới đều ghi nhận trong nước (tăng 132 ca so với ngày trước đó) tại 37 tỉnh, thành phố (có 665 ca trong cộng đồng). Hà Nội vẫn nhiều nhất với 158 ca, giảm 30 ca so với ngày trước đó; 36 tỉnh, thành phố còn lại có số ca mắc từ 1-62, trong đó 20 tỉnh, thành ghi nhận dưới 10 F0/ ngày
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Nghệ An tăng 44 ca, Phú Thọ tăng 43 ca và Bắc Ninh tăng 40 ca.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 700 ca/ngày. Con số này gia tăng so với các tuần trước đó.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.744.854 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.452 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.737.087 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.605.384), TP. Hồ Chí Minh (610.064), Nghệ An (485.595), Bắc Giang (387.728), Bình Dương (383.801).
Tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 9.665.972 ca. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 33 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 21 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 7 ca; Thở máy không xâm lấn: 0 ca; Thở máy xâm lấn: 5 ca; ECMO: 0 ca. Con số này tăng gấp đôi so với ngày trước đó.
'Không có chuyện dư thừa vaccine phòng COVID-19'
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, Việt Nam là một trong những nước đi đầu và đạt kết quả rất cao về tiêm vaccine phòng COVID-19 ở các mũi cơ bản.
Trong thời gian qua, ngành y tế đã cố gắng hoàn thành mục tiêu triển khai tiêm nhắc lần 1 (mũi 3) đồng thời với triển khai tiêm nhắc lần 2 (mũi 4) từ tháng 5/2022 theo chỉ đạo của Chính phủ.
Đến nay có 230 triệu mũi tiêm đã được thực hiện và công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng vẫn được đảm bảo duy trì.
Cũng theo PGS.TS Dương Thị Hồng, số lượng cung ứng vaccine chỉ đáp ứng đủ tiêm nhắc lại cho người dân đủ và không có hiện tượng dư thừa. Bộ Y tế cũng đã có kế hoạch phân bổ cho các tỉnh theo đúng số đối tượng tiêm nhắc lại.
"Tuy nhiên trong tình trạng người dân chưa hiểu biết đầy đủ, chưa tích cực tham gia nên nhiều điểm tiêm chủng mở lọ vaccine ra nhưng người dân không đến tiêm chủng theo kế hoạch. Nhiều đơn vị mang giấy mời đến tận nhà nhưng người dân từ chối tiêm chủng"- PGS.TS Dương Thị Hồng nói.
Hiện kho lưu trữ còn 15 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Nếu chúng ta không sử dụng hiệu quả vaccine sẵn có sẽ gây lãng phí, trong khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp.
Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của mình, của gia đình và cộng đồng trước nguy cơ dịch COVID-19 gia tăng trở lại trong bối cảnh biến thể phụ BA.5 của Omicron đã xâm nhập vào Việt Nam, Bộ Y tế khuyến cáo người dân tích cực và chủ động đi tiêm nhắc lại các mũi vaccine phòng COVID-19.
Theo Sức khỏe và Đời sống
- Ngày 28/6: Ca COVID-19 tăng lên 769; Có 3 F0 tử vong
- Hiệu quả bảo vệ của vaccine COVID-19 giảm dần
- Sáng 28/6: Biến thể phụ BA.5 lây lan nhanh thế nào? Hiệu quả bảo vệ sau tiêm vaccine COVID-19 mũi 4 ở cả 5 cấp độ
- Ngày 27/6: Ca COVID-19 tăng lên, có 637 F0; Bệnh nhân nặng thấp nhất trong 12 tháng
- Sáng 27/6: Thứ trưởng Bộ Y tế kiểm tra phòng chống sốt xuất huyết tại TP HCM; Cả nước chỉ còn 27 ca COVID-19 thở oxy
Liên kết website
Ý kiến ()