Tất cả chuyên mục
Thứ Hai, 13/01/2025 09:22 (GMT +7)
Sáng 14/2: Chỉ còn 3 ca COVID-19 nặng; Người hành nghề khám chữa bệnh được từ chối khám khi nào?
Thứ 3, 14/02/2023 | 08:52:26 [GMT +7] A A
Theo thống kê hiện cả nước còn 3 ca COVID-19 đang điều trị tại cơ sở y tế phải thở oxy qua mặt nạ; Đến nay đã 44 ngày Việt Nam không ghi nhận ca tử vong do COVID-19; Trong nhiều trường hợp, người hành nghề khám chữa bệnh được từ chối khám chữa bệnh.
Còn 3 ca COVID-19 đang điều trị tại cơ sở y tế phải thở oxy qua mặt nạ
Bộ Y tế cho biết ngày 13/2 có 12 ca mắc COVID-19, giảm mạnh so với hôm qua. Trong ngày có 8 bệnh nhân khỏi, giảm nhẹ so với ngày 12/2.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.526.704 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.486 ca nhiễm).
Đến nay, Việt Nam đã có 10.614.679 trường hợp mắc COVID-19 khỏi bệnh, trong số các trường hợp đang theo dõi, giám sát, hiện có 3 trường hợp đang điều trị tại cơ sở y tế phải thở oxy qua mặt nạ.
Đến nay đã 44 ngày Việt Nam không ghi nhận ca tử vong do COVID-19. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.186 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 21/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 3 ASEAN).
Trong 3 ngày nay số lượng tiêm vaccine COVID-19 trên cả nước không biến động nhiều. Ngày thứ 7 và chủ nhật không có địa phương nào tổ chức tiêm. Đến nay cả nước đã tiêm trên 266,2 triệu liều vaccine COVID-19 các loại cho các đối tượng theo hướng dẫn. Tổ chức Y tế thế giới cũng như các chuyên gia đều nhấn mạnh tiêm vaccine là giải pháp quan trọng trong phong chống dịch COVID-19.
Người hành nghề khám chữa bệnh được từ chối khám chữa bệnh trong trường hợp nào?
Theo Điều 40 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường mới đây, người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
1. Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp để khám bệnh, chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;
2. Việc khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp;
3. Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi;
4. Người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật;
5. Người bệnh, người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 15 của Luật này không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Điều 42 của Luật này cũng nêu rõ người hành nghề có quyền được bảo vệ khi xảy ra sự cố y khoa
-
Được pháp luật bảo vệ và không phải chịu trách nhiệm khi đã thực hiện đúng quy định mà vẫn xảy ra sự cố y khoa.
-
Được đề nghị cơ quan, tổ chức, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi xảy ra sự cố y khoa.
Cũng tại Luật này, Điều 43 nêu rõ người hành nghề có quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Được bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khi làm việc theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, sức khỏe và tính mạng.
3. Được phép tạm rời khỏi nơi làm việc trong trường hợp bị người khác đe dọa đến sức khỏe, tính mạng nhưng phải báo cáo ngay với người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và với cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất.
Theo Sức khỏe và Đời sống
Liên kết website
Ý kiến ()