Tất cả chuyên mục
Thứ Hai, 13/01/2025 09:30 (GMT +7)
Sáng 11/6: Cả nước còn 62 ca COVID-19 nặng; TP Hồ Chí Minh mở rộng đối tượng tiêm mũi 4 vacccine phòng COVID-19
Thứ 7, 11/06/2022 | 10:18:08 [GMT +7] A A
Theo Bộ Y tế, đến nay cả nước còn hơn 1,14 triệu người mắc COVID-19 đang giám sát, điều trị, trong đó chỉ có 62 ca nặng; TP Hồ Chí Minh mở rộng đối tượng tiêm mũi 4 vacccine phòng COVID-19
Cả nước còn 62 ca COVID-19 nặng
Theo Bộ Y tế, ngày 10/6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 961 ca nhiễm mới đều ghi nhận trong nước (tăng 162 ca so với ngày trước đó) tại 42 tỉnh, thành phố (có 812 ca trong cộng đồng).
Hà Nội vẫn nhiều nhất, con số vẫn tiếp tục dưới 200 ca; 41 tỉnh, thành phố còn lại ca mắc từ 1- 77 ca/ ngày; trong đó có 16 địa phương ghi nhận dưới 10 ca/ ngày.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 857 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.729.681 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.351 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.721.916 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.602.571), TP. Hồ Chí Minh (609.637), Nghệ An (484.980), Bắc Giang (387.629), Bình Dương (383.788).
Tổng số người mắc COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi: 9.540.598 ca. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.146.002 trường hợp, trong đó có 62 trường hợp nặng đang điều trị, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 55; Thở ô xy dòng cao HFNC: 3; Thở máy không xâm lấn: 1; Thở máy xâm lấn: 3.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả việc quản lý rủi ro nhất là các đối tượng nguy cơ cao
Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam, dịch COVID-19 vẫn đang được cơ bản kiểm soát tốt trên phạm vi cả nước. Vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch; tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
Đồng thời tiếp tục thực hiện hiệu quả việc quản lý rủi ro nhất là đối với các đối tượng nguy cơ cao (người cao tuổi, bệnh nền, trẻ em…);
Tiếp tục cùng các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp thực hiện phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, trong đó tập trung đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, bảo đảm hoàn thành tiêm mũi 3 cho người cần tiêm và tiêm mũi 2 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi trong quý II/2022.
Bộ Y tế thường xuyên ban hành các Công điện gửi các tỉnh, thành phố về tăng cường công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi và mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên.
Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về các biến chủng. Xây dựng phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 giai đoạn 2022 - 2023.
TP Hồ Chí Minh mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 4
UBND TP Hồ Chí Minh vừa ban hành văn bản mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) nhằm đảm bảo tỷ lệ bao phủ vaccine, tạo miễn dịch bền vững phòng COVID-19 cho người dân Thành phố
Theo đó, bên cạnh những đối tượng đủ điều kiện tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 4 như: người từ 50 tuổi trở lên, người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng, người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 (cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân, người làm việc tại các khu công nghiệp), UBND TP Hồ Chí Minh chấp thuận mở rộng thêm đối tượng cán bộ tuyến đầu được tiêm vaccine phòng COVID-19, đó là giáo viên, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại các sở, ban, ngành Thành phố, công ty, doanh nghiệp.
UBND TP Hồ Chí Minh yêu cầu các sở, ban, ngành Thành phố, công ty, doanh nghiệp lập danh sách người đủ điều kiện tiêm mũi 4 phối hợp với UBND quận, huyện và thành phố Thủ Đức khẩn trương tiêm cho người lao động làm việc tại cơ quan, đơn vị.
Theo ông Maharajan Muthu, Trưởng Chương trình sống còn, phát triển và môi trường, UNICEF tại Việt Nam: Chúng ta cần hiểu rằng mức độ miễn dịch dù có được nhờ đã tiêm vaccine hay do đã mắc COVID-19 đều sẽ suy giảm qua thời gian và cần được khôi phục bằng cách tiêm mũi bổ sung. Đối với trẻ em mặc dù các triệu chứng của COVID-19 nhẹ hơn so với người lớn nhưng các em phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh gia tăng khi chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19.
Theo suckhoedoisong.vn
Liên kết website
Ý kiến ()