Đạo diễn Quang Dũng nói xúc động khi Trấn Thành nhận lời đóng phim điện ảnh "Đất rừng phương Nam" và góp đầu tư dự án.
Đạo diễnNguyễn Quang Dũng, được biết đến với tên thân mật Dũng "Khùng", khởi độngĐất rừng phương Nam- chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Đoàn Giỏi. Tác phẩm quy tụ diễn viênCông Ninh, Kiều Trinh,Hứa Vĩ Văn, Tuyền Mập,Trấn Thành,Tuấn Trần...
Dịp này, anh nói về 5 năm theo đuổi dự án và khó khăn khi làm mới tác phẩm truyền hình kinh điển.
- Khi biết nhiều diễn viên - trong đó có Trấn Thành - tham gia, một số khán giả cho rằng không phù hợp. Anh nói gì?
- Khi nhận dự án này, chính tôi cũng bị nhiều người lo ngại và nói không hợp. Chúng tôi quan niệm mỗi tác phẩm đều là một cuộc khám phá mới với bản thân.
Với tôi, Trấn Thành là một nghệ sĩ tài năng, luôn tìm những cảm hứng và trải nghiệm mới. Tôi và nhà sản xuất muốn gửi lời cảm ơn Trấn Thành, bởi trong giai đoạn kinh tế khó khăn, các nhà đầu tư không hứng khởi với thị trường phim Việt, Trấn Thành đã cảm nhận được sự thú vị của kịch bản, sẵn sàng hỗ trợ đồng thời góp vốn. Tôi rất cảm động vì những dự án kinh phí lớn, đề tài nghiêm túc như thế này thường khó khăn gấp nhiều lần các phim thương mại thông thường.
- Anh đặt tiêu chí ra sao khi chọn diễn viên?
- Chúng tôi mất hai năm casting. Tôi cũng không rõ tiêu chí của mình là gì (cười), chỉ biết chọn bằng cảm nhận, để họ diễn thử vài đoạn quan trọng, khiến tôi tin đó là nhân vật trong tưởng tượng của mình. Chúng tôi còn được đạo diễn Vinh Sơn giúp viết kịch bản đầu tiên, hệ thống lại nhân vật, sau đó chúng tôi sửa và đưa ông đọc để xin ý kiến. Ông cũng có những buổi chỉ dạy thêm cho các diễn viên nhí đóng An, Cò, Xinh.
Trên trường quay, tôi không kiểm soát cái tôi của diễn viên. Tôi chỉ nói rõ mục đích của nhân vật, nội dung phim và những cảnh quay, cũng như ý đồ của mình, mỗi diễn viên sẽ hiểu và có sáng tạo của riêng họ. Một bộ phim là sự góp sức của nhiều người cùng tiến về một hướng, tôi không bao giờ biến người khác thành robot, chỉ làm theo ý mình. Tôi tận dụng sự sáng tạo của mọi người để đạt được mục đích chung của bộ phim.
- Anh ấp ủ dự án ra sao trước khi bấm máy?
- Tầm bảy năm trước, tôi từng tư vấn cho HKfilm - đơn vị sản xuất phim - nên mua bản quyềnĐất phương Namđể làm phiên bản điện ảnh. Sau đó một năm, hãng phim mua thành công,tôi được mời làm vị trí sản xuất sáng tạo - phụ trách tư vấn nội dung. Trong quá trình xây dựng và sửa kịch bản, nghệ sĩ Trinh Hoan - giám đốc hãng phim, cũng là người quay phim truyền hìnhĐất phương Nam(năm 1997) - đề nghị tôi làm đạo diễn luôn dự án. Tôi đồng ý với mong muốn làm một bộ phim anh hùng ca về miền Nam bộ.
Có lần, đạo diễn Lê Hoàng sau khi đọc kịch bản đã thốt lên: "Em điên à? Sao làm kịch bản tốn kém thế?". Lúc đó, tôi chỉ trả lời: "Thì em làmTiệc trăng máusướng quá rồi, giờ em trả lại nghề một cái khó. Em thích mơ mộng, thích vượt qua giới hạn".
- Anh áp lực ra sao khi làm mới một tác phẩm được nhiều thế hệ khán giả yêu thích?
- Thực ra, tôi không chịu quá nhiều áp lực từ tác phẩm truyền hình năm 1997. Tôi cũng lường trước những tranh cãi từ khán giả khi phim ra rạp, bởi đã có trải nghiệm tương tự trong nhiều dự án trước đó rồi. Tôi chỉ tâm niệm, dù câu chuyện mới hay cũ, điều quan trọng là chúng ta cần kể theo góc nhìn của mình.
Tôi áp lực nhất về kinh phí, bởi dự án này chắc chắn sẽ rất tốn kém. Bối cảnh trải dài nhiều tỉnh như An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh... Năm 1997, khi làm phimĐất phương Nam, đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn buộc bỏ bớt yếu tố "rừng" để giảm chi phí sản xuất. Chúng tôi giữ lại vì muốn truyền tải đúng tinh thần nguyên tác của nhà văn Đoàn Giỏi.
Ngoài ra, làm sao để tác phẩm lôi cuốn khán giả đến rạp cũng là câu chuyện nan giải. Hai giờ đồng hồ rất dài, đạo diễn cần làm gì để lôi kéo người xem về nội dung, hình ảnh cũng như những điều thú vị của vùng đất Nam Bộ. Kịch bản phải chọn lọc, thêm bớt ra sao để vẫn giữ được tinh thần câu chuyện gốc. Đó là lý do chúng tôi mất hơn 5 năm để tìm những phương án khả thi.
- Anh đặt mục tiêu ra sao khi theo đuổi dự án dài hơi này?
- Phim này lớn hơn các dự án tôi từng thực hiện nhưTiệc trăng máu,Tháng năm rực rỡ... về kinh phí lẫn công sức, thời gian chuẩn bị. Chúng tôi mong tác phẩm đạt lợi nhuận tốt để trong tương lai, nhà đầu tư tự tin với các dự án lớn.
Chúng tôi có tham vọng làm tác phẩm nhiều phần, mỗi phần là một trải nghiệm của cậu bé An với từng vùng đất, con người Nam bộ. Phần đầu sẽ làCậu bé tìm cha. Hệ thống nhân vật vẫn thân thuộc với khán giả như bản truyền hìnhĐất phương Nam, nhưng sẽ có nhiều chi tiết, góc nhìn thay đổi, bởi tôi thuộc thế hệ khác với đạo diễn Vinh Sơn, cũng như khán giả ở rạp khác với công chúng xem truyền hình ngày trước. Bây giờ, để khiến người ta mua vé ra rạp, một bộ phim cần nhiều thứ hơn trước đây
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, 44 tuổi, tốt nghiệp lớp Đạo diễn điện ảnh trường Sân khấu - Điện ảnh TP HCM năm 1999, chạm ngõ phim ảnh khi làm phó đạo diễn cho phimVũ khúc con cò. Thập niên 2000, anh được biết đến với loạt phim giải trí nhưHồn Trương Ba - da hàng thịt, Nụ hôn thần chết, Giải cứu thần chết,Những nụ hôn rực rỡ... Nhiều phim của anh đoạt doanh thu cao nhưTháng năm rực rỡ- 85 tỷ đồng,Tiệc trăng máu- 175 tỷ đồng...
Ý kiến ()