Tất cả chuyên mục
Thứ Bảy, 02/11/2024 14:25 (GMT +7)
Phụ nữ mắc bướu giáp đa nhân có nguy hiểm?
Thứ 6, 29/07/2022 | 23:27:52 [GMT +7] A A
Tuyến giáp là cơ quan quan trọng của cơ thể. Chúng có hình dạng con bướm nhỏ nằm ở phía trước cổ. Mặc dù có chức năng quan trọng nhưng tuyến giáp rất dễ bị bệnh và một trong các bệnh hay gặp là bướu giáp đa nhân.
Bệnh lý về tuyến giáp là bệnh tương đối phổ biến và hầu hết mọi người phát hiện khi tình trạng bệnh đã nặng. Bệnh hầu hết gặp ở phụ nữ và phụ nữ trung niên gặp nhiều hơn cả.
Những dấu hiệu tổn thương tuyến giáp
Tuyến giáp là nơi tiết ra 2 hormon T3 (Triiodothyronine ) và T4 (Thyroxine) có các chức năng như: làm tăng hoạt động tế bào, tăng chuyển hóa lipid và glucid , tăng đường , tăng cường tuần hoàn máu, tăng nhịp tim và tăng lượng oxy trong máu đi nuôi cơ thể.
Nó giúp phát triển, tăng trưởng cơ thể về cường hoạt động của bộ não và hệ thần kinh đặc biệt là phát triển bộ não, giúp ổn định lượng canxi trong máu.
Vì có vai trò rất lớn đối với cơ thể, nên khi phát hiện các dấu hiệu tổn thương tuyến giáp sau đây thì hãy đến gặp bác sĩ:
-
Da khô, có vảy và da dày.
-
Tóc mỏng, rụng.
-
Khó chịu ở cổ khi nuốt hoặc cổ to lên bất thường.
-
Trầm cảm hoặc lo âu đột ngột, lo lắng, hay bị đổ mồ hôi, dễ cáu gắt.
-
Bị tiêu chảy, táo bón thất thường.
-
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường, không đều, ra nhiều hoặc ít.
Phân biệt và chẩn đoán đa nhân tuyến giáp
Một số yếu tố nguy cơ của tình trạng đa nhân tuyến giáp như thiếu iod kéo dài, viêm tuyến giáp tự miễn hay nhiễm một số loại virus... Các nhà nghiên cứu chia đa nhân tuyến giáp làm 2 loại là bướu giáp đa nhân ác tính và bướu giáp đa nhân lành tính.
Bướu giáp đa nhân không độc
Đa số các trường hợp không có triệu chứng đặc hiệu. Người bệnh có thể phát hiện bệnh thông qua việc quan sát thấy vùng cổ của mình sưng to bất thường, đôi lúc có đau nhẹ vùng cổ trước, có dấu hiệu chèn ép như: khó nuốt do chèn ép thực quản, khó thở khi chèn ép khí quản, ho, khàn tiếng kéo dài, sụt cân… Sau đó người bệnh đi khám mới phát hiện bệnh.
Để tìm ra căn nguyên bệnh, các bác sĩ tiến hành siêu âm tuyến giáp, xét nghiệm hormone, sinh thiết… Khi đã chẩn đoán xác định bướu giáp đa nhân lành tính. Nếu bướu nhỏ và bệnh nhân không có triệu chứng gì thì đa số không cần điều trị mà các bác sĩ sẽ chỉ định theo dõi thường xuyên. Nếu chúng gây khó chịu cho người bệnh thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Bướu giáp đa nhân độc
Bướu giáp đa nhân độc là tình trạng trong tuyến giáp có nhiều nhân tự hoạt động bên cạnh tổ chức tuyến giáp lành, dẫn tới tình trạng tăng bài tiết hormon tuyến giáp. Phần lớn người bệnh mắc bướu giáp đa nhân độc thường lớn tuổi và đi kèm một số bệnh lý khác, vì thế có thể gặp khó khăn trong quá trình phẫu thuật.
Khi nghi ngờ bệnh bướu giáp đa nhân độc, các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh để khẳng định bệnh. Các kỹ thuật được sử dụng bao gồm: Định lượng hormone giáp; Các thăm dò miễn dịch học; Chẩn đoán hình ảnh; Xạ hình giáp; Siêu âm giáp; Chụp X quang.. Ngoài ra, bác sĩ có thể khống chế nhiễm độc giáp bằng thuốc kháng giáp và sau đó cắt bỏ tuyến giáp gần toàn phần.
Lời khuyên của thầy thuốc
Ngoài việc điều trị thì việc chăm sóc và củng cố chức năng tuyến giáp bằng chế độ dinh dưỡng và kiểm soát nó cũng rất cần thiết. Điều cần biết những gì nên ăn, cũng như những gì nên kiêng.
Nên kiêng:
-
Các sản phẩm chứa gluten vì gluten gây ra phản ứng miễn dịch tự động, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp hoặc suy giáp. Các thực phẩm đó thường là: bánh mỳ, bánh quy, bánh ngọt, làm các món ăn chay.
-
Không nên ăn nhiều chất xơ và
-
Không nên uống thuốc điều trị suy giáp với các thực phẩm giàu canxi như sữa, các chế phẩm của sữa hay uống cùng với thuốc canxi, nó sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.
-
Cà phê hoặc các thức uống có chứa caffein cũng làm giảm tác dụng của thuốc tuyến giáp vì nó kích thích hệ tiêu hóa, giảm khả năng hấp thụ của thuốc.
-
Rau họ cải như súp lơ, cải bắp, cải bruxen đều chứa isothiocyanate, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động của tuyến giáp nên cần tránh, hạn chế.
-
Nội tạng chứa rất nhiều axit lipoic, nếu cơ thể nhận quá nhiều axít béo này có thể phá vỡ hoạt động của tuyến giáp.
Nên ăn:
Những nhóm thực phẩm sau đây sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị nhân tuyến giáp:
-
I-ốt là nguồn nguyên liệu để tuyến giáp tổng hợp ra hormone nhằm giúp cơ thể tồn tại và phát triển. Vì vậy người bệnh mắc nhân tuyến giáp nên bổ sung các loại thực phẩm như: muối ăn bổ sung I-ốt, tảo biển, tôm, rong biển, sò biển..
-
Các loại rau có màu xanh chứa vitamin, khoáng chất, sắt, magie,… có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Đó là rau bina, rau diếp, mồng tơi, rau dền,… Khi ăn các loại rau này cần ăn ở mức độ vừa phải và chần hoặc luộc qua để phá hủy bớt isothiocyanates không tốt cho quá trình chữa nhân tuyến giáp.
-
Các loại hải sản như tôm, cua, cá, ốc, ngao,… có chứa một lượng lớn vi chất sắt, kẽm, I-ốt, Omega-3, selen, vitamin A, vitamin B rất tốt cho hoạt động của tuyến giáp. Đặc biệt, các loại cá giàu mỡ như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu chứa nhiều dầu cá, giúp tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh hơn.
Theo suckhoedoisong.vn
Liên kết website
Ý kiến ()