Bức tượng đất nung trong tư thế nằm ngửa với đầu gối uốn cong, hai bàn chân mở rộng, hông tỳ lên gót chân và hai tay chống đất được phát hiện trong lăng mộ của hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Trung Quốc kỷ niệm Ngày di sản tự nhiên và văn hóa vào 11/6/2022. Trong ngày này, Bảo tàng di chỉ lăng mộ hoàng đế Tần Thủy Hoàng ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Được thiết kế để trông coi lăng mộ, đây là bảo tàng lớn nhất tại Trung Quốc, lưu giữ bộ sưu tập cổ vật phong phú nhất bao gồm đội quân đất nung.
Vào ngày 29/3/1974, các nhà khảo cổ học phát hiện các mẫu vật đầu tiên trong đội quân hơn 8.000 chiến binh đất nung lớn bằng người thật canh giữ nơi chôn cất hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng (năm 221 - 207 trước Công nguyên), vị vua đầu tiên thống nhất đất nước. Mỗi chiến binh đất nung đều ở tư thế đứng hoặc ngồi. Điều này khiến bức tượng "nằm" trở nên kỳ lạ. Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu, bức tượng nằm ngửa được chôn ở hố Baixiyong, nằm ở khu vực phía đông nam của lăng mộ và có diện tích khoảng 700 m2. Theo bảo tàng, bức tượng khác hẳn các chiến binh đất nung và quan lại ở những hố chôn cất khác do tư thế "độc nhất vô nhị".
Dài 154 cm và nặng 101 kg, bức tượng nằm ngửa có dấu vân tay ở bụng, tạo bởi thợ thủ công chế tác tượng đất nung. Ngoài dấu vân tay, các nhà khảo cổ còn tìm thấy vết sơn mài ở cánh tay của bức tượng. Tất cả dấu vết giúp những nhà khoa học hiểu rõ hơn về phương pháp và quá trình chế tác của nghệ nhân cổ đại làm việc cho hoàng đế.
Viện bảo tàng kết luận bức tượng có thể mô tả diễn viên nhào lộn biểu diễn trong cung điện. Gần đây, các nhà nghiên cứu còn phát hiện một số tượng diễn viên xiếc, 15 tượng nhạc công và 13 con thủy cầm ở khu vực khai quật này. Hoàng đế Tần Thủy Hoàng được chôn cất với mọi thứ ông cần ở thế giới bên kia. Nổi tiếng nhất là đội quân đất nung với hàng trăm cung thủ và ngựa lớn như ngựa thật. Tuy nhiên, hoàng đế cũng cần giải trí, đó là lý do có tượng người diễn xiếc trong lăng mộ.
Ý kiến ()