Tất cả chuyên mục
Thứ Bảy, 02/11/2024 02:28 (GMT +7)
Phim truyền hình cần đổi mới ở đề tài nông thôn
Thứ 6, 09/07/2021 | 08:42:03 [GMT +7] A A
Thời gian qua, mảng phim truyền hình đã có sự chuyển hướng từ đề tài quen thuộc là đời sống gia đình sang đề tài rộng hơn: Nông thôn thời hội nhập.
Phim "Mùa hoa tìm lại" do Trung tâm sản xuất phim truyền hình, Ðài Truyền hình Việt Nam sản xuất từ cuối năm 2020, nội dung tập trung khai thác bối cảnh nông thôn, số phận con người trong thời hiện đại. Ðoàn phim đã ghi hình ở nhiều địa điểm tại Hà Nội, Bắc Ninh... Phim xoay quanh cuộc đời của cô gái tên Lệ, có hoàn cảnh gia đình éo le, sau thời gian bươn chải ở thành phố đã quyết định trở về, gắn bó với vùng quê mình đã sinh ra và lớn lên. Diễn viên Thanh Hương, từng tạo ấn tượng với các vai diễn trong phim "Thương nhớ ở ai", "Quỳnh búp bê"… đảm nhận vai nữ chính, cùng sự tham gia của các diễn viên: Nghệ sĩ Ưu tú Ðức Khuê, Nghệ sĩ Ưu tú Ngọc Tản, Duy Khoa, Duy Hưng, Thanh Dương, Hồ Liên...
Sau thời gian vắng bóng, một số bộ phim về đề tài nông thôn xuất hiện trở lại trên sóng truyền hình mang đến tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, so sánh với những bộ phim, như: "Ðất và người", "Gió làng Kình", "Ma làng"… cũng do Trung tâm sản xuất phim truyền hình, Ðài Truyền hình Việt Nam sản xuất, có thể nhận thấy sự "lép vế" của những bộ phim gần đây. Ðầu năm 2020, bộ phim đề tài nông thôn có tựa đề "Cô gái nhà người ta" không tạo được ấn tượng mạnh mẽ. Tiếp đó, "Mùa xuân ở lại" khai thác đề tài nông thôn, miền núi cũng chưa làm nên dấu ấn. Theo nhận định từ giới chuyên môn, mỗi nhà làm phim đều đã trải qua ký ức ở thời chiến tranh, bao cấp, chuyển đổi, đổi mới. Nhưng đề tài nông thôn hiện nay mang đặc thù khác, và nhiều đạo diễn, diễn viên không trực tiếp sống với hiện thực ấy. Kịch bản phim cũng là một vấn đề quan trọng quyết định sự thành, bại của tác phẩm. Hai bộ phim truyền hình từng được khán giả yêu mến: "Ðất và người" và "Ma làng" đều được chuyển thể từ hai tiểu thuyết hay: "Mảnh đất lắm người nhiều ma" của Nguyễn Khắc Trường và "Ma làng" của Trịnh Thanh Phong. Văn chương là chất liệu tốt, mang tính khả quan khi chuyển thể thành kịch bản. Các nhà biên kịch, đạo diễn giàu kinh nghiệm, tài năng luôn tìm cách sáng tạo thuyết phục từ tác phẩm gốc.
Nhận xét về đề tài nông thôn mới đang được khai thác qua phim truyền hình, người trong giới điện ảnh cho rằng, thế hệ đạo diễn, biên kịch, diễn viên trẻ quan tâm tới mảng đề tài này đã tạo nên sự tiếp nối khả quan, thể hiện tâm huyết và khát vọng làm nghề. Dù vậy, những tình tiết mang tính hài nhảm hay các tình huống đã lỗi thời, thiếu thực tế… cần được loại bỏ và có cách thể hiện tốt hơn.
Sau thời gian vắng bóng, một số bộ phim về đề tài nông thôn xuất hiện trở lại trên sóng truyền hình mang đến tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, so sánh với những bộ phim, như: "Ðất và người", "Gió làng Kình", "Ma làng"… cũng do Trung tâm sản xuất phim truyền hình, Ðài Truyền hình Việt Nam sản xuất, có thể nhận thấy sự "lép vế" của những bộ phim gần đây. Ðầu năm 2020, bộ phim đề tài nông thôn có tựa đề "Cô gái nhà người ta" không tạo được ấn tượng mạnh mẽ. Tiếp đó, "Mùa xuân ở lại" khai thác đề tài nông thôn, miền núi cũng chưa làm nên dấu ấn. Theo nhận định từ giới chuyên môn, mỗi nhà làm phim đều đã trải qua ký ức ở thời chiến tranh, bao cấp, chuyển đổi, đổi mới. Nhưng đề tài nông thôn hiện nay mang đặc thù khác, và nhiều đạo diễn, diễn viên không trực tiếp sống với hiện thực ấy. Kịch bản phim cũng là một vấn đề quan trọng quyết định sự thành, bại của tác phẩm. Hai bộ phim truyền hình từng được khán giả yêu mến: "Ðất và người" và "Ma làng" đều được chuyển thể từ hai tiểu thuyết hay: "Mảnh đất lắm người nhiều ma" của Nguyễn Khắc Trường và "Ma làng" của Trịnh Thanh Phong. Văn chương là chất liệu tốt, mang tính khả quan khi chuyển thể thành kịch bản. Các nhà biên kịch, đạo diễn giàu kinh nghiệm, tài năng luôn tìm cách sáng tạo thuyết phục từ tác phẩm gốc.
Nhận xét về đề tài nông thôn mới đang được khai thác qua phim truyền hình, người trong giới điện ảnh cho rằng, thế hệ đạo diễn, biên kịch, diễn viên trẻ quan tâm tới mảng đề tài này đã tạo nên sự tiếp nối khả quan, thể hiện tâm huyết và khát vọng làm nghề. Dù vậy, những tình tiết mang tính hài nhảm hay các tình huống đã lỗi thời, thiếu thực tế… cần được loại bỏ và có cách thể hiện tốt hơn.
Theo nhandan.vn
Liên kết website
Ý kiến ()