Tất cả chuyên mục
Thứ Năm, 21/11/2024 00:25 (GMT +7)
Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin
Thứ 3, 18/10/2022 | 08:10:39 [GMT +7] A A
Trong tiến trình chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay, nền tảng công nghệ thông tin (CNTT) được xác định sẽ là yếu tố quyết định tiến độ, chất lượng của tất cả các khâu trong chuyển đổi số. Thời gian qua, các sở, ngành chức năng và các địa phương trong toàn tỉnh đã tích cực, nỗ lực không ngừng cải thiện và nâng cao hiệu quả việc ứng dụng CNTT vào tất cả các nội dung công việc.
Từ đầu năm 2022 đến nay, tỉnh tập trung triển khai 12 dự án, nhiệm vụ để phát triển hạ tầng, dữ liệu CNTT phục vụ triển khai chuyển đổi số. Trong đó có 7 dự án, nhiệm vụ đã được phê duyệt, triển khai từ nguồn vốn ngân sách tỉnh và được cấp ngân sách, gồm: Xây dựng hệ thống thông tin đất đai; số hóa, cập nhập dữ liệu hộ tịch lịch sử từ các Sổ hộ tịch cũ tại địa phương nhằm mở rộng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử của tỉnh và kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử quốc gia; thuê bổ sung hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến xuống cấp xã giai đoạn 2; nâng cấp hệ thống một cửa điện tử và Cổng dịch vụ công của tỉnh đáp ứng các quy định, yêu cầu về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo nghị định, quyết định, hướng dẫn mới của Trung ương; phát triển nền tảng tích hợp, chia sẻ cấp tỉnh (LGSP) đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Bộ TT&TT, bảo đảm kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP); nâng cao năng lực phục vụ phần mềm quản lý văn bản, điều hành và thay mới hệ thống sao lưu dữ liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng tỉnh.
Cùng với đó, 5 dự án, nhiệm vụ trọng tâm khác cũng đang được các sở, ngành chức năng tích cực phối hợp thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, gồm: Kế hoạch thuê dịch vụ CNTT phục vụ triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử giai đoạn 2022-2024 trên địa bàn tỉnh; kế hoạch thuê dịch vụ CNTT phần mềm hệ thống thông tin quản lý đất đai và hạ tầng vận hành hệ thống; xây dựng cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tỉnh; kế hoạch thuê dịch vụ phần mềm cơ sở dữ liệu cán bộ công chức, viên chức trong hệ thống chính trị tỉnh và xây dựng hệ thống ứng dụng CNTT hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số về chính sách pháp luật, giáo dục giới tính, giới thiệu việc làm tỉnh Quảng Ninh.
Cùng với các nhiệm vụ, nội dung trọng tâm trên, việc xây dựng và triển khai hạ tầng kho dữ liệu và cổng dữ liệu mở cũng đang được tỉnh tích cực triển khai. Các sở, ngành đang nhanh chóng xây dựng CSDL chuyên ngành.
Tiêu biểu như Sở NN&PTNT triển khai xây dựng, số hóa cơ sở dữ liệu 3 loại rừng và quản lý tài nguyên rừng, diễn biến rừng tích hợp vào bản đồ đất đai của tỉnh, cơ sở dữ liệu về thức ăn chăn nuôi và cơ sở chăn nuôi, cơ sở dữ liệu địa lý quản lý nuôi tôm nước lợ, phát triển, hoàn thiện hệ thống thông tin cảnh báo sớm thiên tai; Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu sổ hộ tịch và cơ sở dữ liệu công chứng; Sở TN&MT xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và triển khai thí điểm phần mềm quản lý đất đai - Ilis tại Uông Bí, Cẩm Phả, Hạ Long, Quảng Yên. Một số đơn vị, địa phương trong tỉnh (Xây dựng, giáo dục, y tế, Ban quản lý KKT Quảng Ninh, IPA, Hải quan, Cô Tô...) cũng chủ động số hóa hồ sơ, tài liệu, văn bản để khai thác sử dụng và sẵn sàng cung cấp cho kho dữ liệu chung của tỉnh.
Để việc phát triển và ứng dụng CNTT được triển khai đảm bảo an toàn, vấn đề đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cũng được tỉnh hết sức chú trọng. Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 20 hệ thống thông tin đã được đánh giá cấp độ an toàn, còn 9 hệ thống thông tin đang được thẩm định, đánh giá. UBND tỉnh cũng ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Quảng Ninh năm 2022 và Kế hoạch kiểm tra đánh giá an toàn thông tin tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh, sẽ tổ chức trong quý IV/2022. Đồng thời triển khai chiến dịch làm sạch mã độc trên không gian mạng năm 2022 đến các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Bộ TT&TT.
Trong tháng 9 vừa qua, Cộng đồng chuyên gia Security Bootcamp với sự bảo trợ của Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đã phối hợp với Sở TT&TT Quảng Ninh và Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) tổ chức Hội thảo an toàn thông tin mạng - Security Bootcamp 2022 tại Quảng Ninh với sự tham gia của hơn 150 đại biểu đến từ Cộng đồng an toàn thông tin tại Việt Nam, 13 chuyên gia và các sinh viên yêu thích an ninh thông tin, bảo mật, an ninh mạng...
Đặc biệt, xác định nguồn nhân lực CNTT sẽ là yếu tố then chốt nhất trong quá trình phát triển, ứng dụng CNTT trong tất cả các ngành, lĩnh vực, tỉnh đã và đang dành nhiều nguồn lực quan tâm, chăm lo phát triển, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ nhân lực CNTT.
Theo khảo sát, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực CNTT trên địa bàn tỉnh, hiện CBCCVC và hợp đồng lao động tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh có chuyên môn về CNTT là hơn 800 người (tỷ lệ 2,17%). Trong đó tại các cơ quan hành chính là gần 100 người (tỷ lệ 4,2%); các đơn vị sự nghiệp công lập là hơn 700 (tỷ lệ 2,22%).
Cùng với đó, tỉnh cũng đã tạo được hơn 2.000 tài khoản trên Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCS) dưới sự tạo điều kiện của Bộ TT&TT, đăng tải tài liệu và mở các khóa học trực tuyến về chuyển đổi số. Toàn tỉnh cũng đã có 72 đơn vị đăng ký học lớp bồi dưỡng nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho CBCCVC tỉnh năm 2022 và thành lập đội ngũ cán bộ nòng cốt chuyển đổi số theo kế hoạch của UBND tỉnh. Toàn tỉnh cũng đang có 192 học viên là các lãnh đạo UBND cấp xã đang tham dự chương trình bồi dưỡng về chuyển đổi số do Bộ TT&TT tổ chức. Hiện tỉnh đang xây dựng chương trình, chuẩn bị các nội dung đào tạo chuyển đổi số cho lãnh đạo và CBCCVC-LĐ của tỉnh; bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số cho người đứng đầu; khoá bồi dưỡng “Cách tiếp cận nền tảng trong chuyển đổi số”...
Minh Hà
Liên kết website
Ý kiến ()