Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 12/01/2025 19:05 (GMT +7)
Phát huy vai trò tổ chức đảng trong doanh nghiệp có vốn nhà nước
Thứ 5, 27/01/2022 | 14:07:09 [GMT +7] A A
Trên địa bàn tỉnh hiện có 83 doanh nghiệp nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, 19 doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữu từ 50% vốn điều lệ trở xuống, với gần 79.300 công nhân, người lao động, hơn 22.000 đảng viên. Nhiều năm qua, các cấp ủy đảng trong tỉnh luôn quan tâm công tác xây dựng Đảng trong các doanh nghiệp này.
Tỉnh ủy, các cấp ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng căn cứ chức năng của tổ chức đảng trong doanh nghiệp để lãnh đạo cán bộ, đảng viên, quần chúng; tuyên truyền các thành viên trong công ty thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, điều lệ và các quy chế, quy định của công ty. Đồng thời thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị, áp dụng đổi mới, cải tiến KHCN trong sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động; xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh, góp phần phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
Hằng năm, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các địa phương đều tổ chức hội nghị gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp, từ đó có chủ trương, chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành chính, đất đai, giải phóng mặt bằng, đào tạo nghề, tiêu thụ sản phẩm..., tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và năng lực cạnh tranh; đồng thời giải quyết kịp thời các nội dung yêu cầu thực tiễn trong công tác phát triển đảng viên và tổ chức đảng trong các doanh nghiệp. Các cấp ủy từ tỉnh đến cơ sở chú trọng, kịp thời tổ chức quán triệt triển khai, thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận của trung ương, của tỉnh đến tổ chức đảng và đảng viên trong các doanh nghiệp trên địa bàn.
Tổ chức đảng trong các doanh nghiệp đã đề cao vai trò lãnh đạo trong công tác xây dựng và thực hiện hiệu quả nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, cổ đông và người lao động, hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước; phát huy vai trò giám sát của đảng viên và quần chúng trong các hoạt động của doanh nghiệp...
Quan hệ giữa đảng bộ, chi bộ trong các doanh nghiệp với hội đồng quản trị, tổng giám đốc và các tổ chức liên quan luôn chặt chẽ. Từ đầu nhiệm kỳ, các cấp ủy trong doanh nghiệp chủ động xây dựng quy chế phối hợp, xác định rõ mối quan hệ công tác giữa cấp ủy với lãnh đạo doanh nghiệp, qua đó phát huy được vai trò lãnh đạo của cấp ủy trong doanh nghiệp. Chế độ giao ban, sinh hoạt định kỳ, chế độ thông tin báo cáo được duy trì, thực hiện nghiêm túc.
Các cấp ủy đã lãnh đạo hội đồng quản trị, ban lãnh đạo doanh nghiệp trong việc xây dựng nghị quyết về chiến lược đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất, kinh doanh; công tác tổ chức, cán bộ, quy hoạch, sắp xếp, điều động, luân chuyển, bố trí phân công cán bộ phù hợp, đáp ứng nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả, đảm bảo cho từng cá nhân phát huy năng lực, sở trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên, nâng cao tay nghề cho người lao động được quan tâm. Cấp ủy trong các doanh nghiệp thường xuyên cử cán bộ, đảng viên, người lao động tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp. Từ năm 2010 đến nay, tỉnh đã hỗ trợ nguồn ngân sách và cùng doanh nghiệp phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh mở trên 20 lớp đào tạo lý luận chính trị cao cấp, trung cấp cho các cán bộ, lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp, các phòng, ban, phân xưởng, xí nghiệp.
Đến nay, hầu hết bí thư cấp ủy cơ sở, giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước có trình độ cao cấp chính trị; bí thư đảng ủy bộ phận, bí thư, phó bí thư chi bộ, quản đốc phân xưởng, xí nghiệp, trưởng, phó phòng, ban có trình độ trung cấp lý luận chính trị, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cấp ủy, kiến thức mới.
Việc tạo nguồn kết nạp đảng viên mới được các cấp ủy ở chi, đảng bộ trong các doanh nghiệp quan tâm, từ năm 2010 đến nay, đã kết nạp 12.979 đảng viên mới.
Các cấp ủy trong các doanh nghiệp còn thường xuyên tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, các cổ đông, người lao động hiểu và chấp hành đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ của doanh nghiệp; kịp thời nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của các thành viên trong doanh nghiệp. Nhờ đó, nhiều năm qua trên địa bàn tỉnh không để xảy ra đình công, lãn công trong các doanh nghiệp.
Vai trò của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp cơ bản được thể hiện rõ nét. Mối quan hệ giữa cấp ủy với các tổ chức liên quan có sự phối hợp rõ nét, hiệu quả, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các doanh nghiệp, địa phương.
Thu Nguyệt
- Chú trọng tạo nguồn, phát triển Đảng trong thanh niên
- Đảng bộ Than Quảng Ninh: Chăm lo tạo nguồn, phát triển đảng viên mới
- Phát triển Đảng trong đơn vị kinh tế tư nhân: Nhiệm vụ tất yếu
- Móng Cái: Giải pháp để phát triển đảng viên ở khu vực nông thôn
- Phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Đông Triều
Liên kết website
Ý kiến ()