Tổng hợp hình phạt 25 năm.
Phó tổng giám đốc Việt Á Vũ Đình Hiệp bị phạt 6 năm tù về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Tổng giám đốc Việt Á Phan Quốc Việt bị phạt 15 năm tù vì tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; 10 năm tù về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Tổng hợp hình phạt 25 năm.
Phó tổng giám đốc Việt Á Vũ Đình Hiệp bị phạt 6 năm tù về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Ông Hồ Anh Sơn, cựu thượng tá, cựu phó giám đốc Viện Nghiên cứu y dược học quân sự thuộc Học viện Quân y, bị phạt 12 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ba cựu đồng nghiệp của ông Sơn tại Học viện Quân y bị cáo buộc Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Nguyễn Văn Hiệu, cựu đại tá, cựu trưởng Phòng Trang bị Vật tư án 7 năm tù; Ngô Anh Tuấn, cựu thiếu tá, cựu trưởng Phòng Tài chính 4 năm tù và Lê Trường Minh, cựu thiếu tá, cựu trưởng Ban Hóa dược 6 năm tù.
Cựu vụ phó Trịnh Thanh Hùng án 15 năm.
Trong hai ngày xét hỏi và tranh tụng, các bị cáo cơ bản thừa nhận hành vi bị cáo buộc song xin HĐXX xét động cơ phạm tội, hoàn cảnh dịch bệnh. Theo những người này, do tình thế cấp bách, phải làm theo mệnh lệnh cấp trên, muốn nhanh chóng có kit test, vật tư phục vụ chống dịch nên nhiều khi đã "vấp vào lao lý".
Phan Quốc Việt cho rằng doanh nghiệp mình là đơn vị đầu ngành, kit test Việt Á ưu việt hơn nghiên cứu của Học viện Quân y, "cả nước cần kit Việt Á". Việt phủ nhận phạm tội vì "vụ lợi, thông đồng, gian dối".
Cựu thượng tá Hồ Anh Sơn phân trần "cài" tên Việt Á vào nghiên cứu vì được cựu vụ phó Hùng giới thiệu và khi thấy kit test của Việt Á nhạy hơn thì mang đi kiểm định. Ông đưa ra câu hỏi tại phiên tòa: "Nếu mọi người ở tình thế đó sẽ làm gì?".
Cựu vụ phó Trịnh Thanh Hùng phân trần, giới thiệu Việt Á cho nhóm nghiên cứu đề tài do chỉ biết đây là doanh nghiệp uy tín và duy nhất cho ISO do Bộ Y tế yêu cầu, trong khi Học viện Quân y không tìm được.
Qua phiên đối đáp kéo dài gần 5 giờ, VKS Quân sự thủ đô phản biện các lý lẽ bào chữa của 7 bị cáo và 14 luật sư. Phản đối quan điểm "phạm tội vì dịch bệnh cấp bách", và "tuân lệnh cấp trên", VKS cho rằng nếu thấy lệnh cấp trên trái pháp luật, các bị cáo phải báo cáo cấp cao hơn. Nhưng thực tế, họ đều im lặng, thậm chí nhận tiền của Việt Á và thông đồng, cùng hưởng lợi.
Vì sai phạm của Việt, Sơn, ông Hùng, đề tài của Học viện Quân y dù được Nhà nước giải ngân gần 19 tỷ đồng, không có sản phẩm nên không có cơ sở nào để so sánh "kit Việt Á tốt hơn kit Học viện Quân y". Thực tế, Việt Á từng đem kit đi xin cấp phép song bất thành, do đó phải dựa vào Học viện Quân y, "mượn danh" để được Bộ Y tế cấp phép. Chính Việt cũng thừa nhận, để một doanh nghiệp tự đi đăng ký sản phẩm, "rất khó".
Cơ quan công tố vì thế cho rằng, Việt nói "cả nước cần Việt Á, Học viện Quân y không có Việt Á thì không làm được kit test", là điều "không thể chấp nhận được".
Sau phiên tòa hôm nay, Tổng giám đốc Việt Á sẽ có 4 ngày, trước khi tiếp tục bị xét xử ở phiên tòa thứ hai, do TAND Hà Nội xét xử ngày 3/1/2024 tới, liên quan cựu Bộ trưởng y tế Nguyễn Thanh Long.
Trong vụ án thứ hai này, Việt bị truy tố 2 tội Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ.
Ý kiến ()