Ngày 24/4, phiên xử ông Thanh (71 tuổi, nguyên giám đốc Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Tân Hiệp Phát) cùng hai con gái Trần Uyên Phương (43 tuổi, Phó giám đốc) và Trần Ngọc Bích kết thúc xét hỏi, bước sang phần tranh luận.
Tất cả chuyên mục
Theo VKS, ông Trần Quí Thanh phải chịu trách nhiệm chính trong việc chiếm đoạt tài sản trị giá 1.048 tỷ đồng, song có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên đề nghị tòa tuyên phạt 9-10 năm tù.
Ngày 24/4, phiên xử ông Thanh (71 tuổi, nguyên giám đốc Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Tân Hiệp Phát) cùng hai con gái Trần Uyên Phương (43 tuổi, Phó giám đốc) và Trần Ngọc Bích kết thúc xét hỏi, bước sang phần tranh luận.
Phát biểu quan điểm về vụ án, đại diện VKS cho rằng, có đủ cơ sở xác định từ 2019 đến 2020 ông Thanh cùng hai con gái thông qua môi giới đã cho nhiều người vay tiền với lãi suất 3%/tháng. Các bị cáo yêu cầu người vay phải ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản, cổ phần của dự án và cam kết bán lại để che giấu bản chất của việc cho vay. Khi bên vay thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi theo thỏa thuận bán lại tài sản ban đầu, thì các bị cáo đưa ra nhiều lý do để không trả lại.
Bằng hình thức này, ba bố con ông Thanh đã thực hiện 4 vụ chiếm đoạt tài sản, tổng trị giá hơn 1.048 tỷ đồng. Trong đó, ông Thanh chiếm đoạt 2 dự án Minh Thành, Nhơn Thành của đại gia Đặng Thị Kim Oanh; 29 thửa đất được tách từ thửa đất số 452 của ông Nguyễn Văn Chung, 4 thửa đất của ông Lâm Sơn Hoàng và 2 thửa đất của ông Nguyễn Huy Đông.
"Trong vụ án này, bị cáo Thanh là người chịu trách nhiệm chính trong các giao dịch, trực tiếp làm việc với người vay tiền, người môi giới", đại diện VKS đánh giá. Còn Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích không tham gia thỏa thuận, gặp gỡ với các bị hại, chỉ nhận thông tin từ ông Thanh và thực hiện ký các hợp đồng theo chỉ đạo và hoàn thiện thủ tục pháp lý.
Theo VKS, tại thời điểm thực hiện hành vi, các bị cáo là người có trình độ, hiểu biết nhưng đã thực hiện các hành vi cho vay lấy lãi... và chiếm đoạt tài sản của bị hại thời gian dài. Các bị cáo phạm tội với tình tiết tăng nặng hai lần trở lên, nên cần phải áp dụng hình phạt nghiêm khắc.
Tuy nhiên, VKS cũng ghi nhận các bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, có đóng góp cho kinh tế, xã hội địa phương; riêng ông Thanh đã trên 70 tuổi nên xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt.
Từ đó, VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt ông Thanh 9-10 năm tù, Trần Uyên Phương 5-6 năm, Trần Ngọc Bích 4-5 năm tù cùng về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Luật sư 'tha thiết xin tòa khoan hồng'
Bào chữa cho các bị cáo, 4 luật sư đều không tranh luận về tội danh, chỉ xin tòa xem xét cho thân chủ nhiều tình tiết giảm nhẹ.
Theo luật sư Trương Minh Thơ, các bị cáo đều là người chịu trách nhiệm chính về quản lý Công ty Tân Hiệp Phát, nhưng hành vi sai phạm xảy ra là quan hệ giữa cá nhân các bị cáo với bị hại, không liên quan đến công ty. Việc các bị cáo bị bắt và xử lý trong vụ án ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của doanh nghiệp - là đơn vị "có nhiều đóng góp cho đất nước, có nhiều thành tích xuất sắc cho kinh tế địa phương".
Các bị cáo đã thật thà khai báo, hoàn toàn thừa nhận hành vi nêu trong cáo trạng. Ông Thanh do nhận thức nên lúc đầu chưa thống nhất, sau đó cũng thừa nhận hành vi của mình là sai (và chấp nhận mọi phán quyết của tòa). Họ đã tác động đến gia đình nộp 183 tỷ đồng trong quá trình điều tra để khắc phục hậu quả vụ án, dù đến thời điểm này các bị hại là người thụ hưởng số tiền đã nhận của ông Thanh...
"Hiện, ông Thanh đã lớn tuổi, sức khỏe yếu, bị tiểu đường nặng và đã có nhiều biến chứng. Vợ ông cũng đang bị bệnh nan y, cần người chăm sóc", luật sư Thơ cho biết, đồng thời "tha thiết xin tòa khoan hồng" cho ông Thanh, Uyên Phương và cho Ngọc Bích được tại ngoại để bảo vệ doanh nghiệp của mình và tiếp tục giúp công ty phát triển kinh tế.
Quá trình xét xử, các bị hại khai, do có nhu cầu vay tiền nên muốn thế chấp tài sản cho ông chủ Tập đoàn Tân Hiệp Phát, song ông Thanh đưa ra điều kiện phải ký hợp đồng chuyển nhượng và cam kết cho chuộc lại. Vì tin tưởng uy tín của ông Thanh nên họ đồng ý ký hợp đồng. Tuy nhiên, khi chuẩn bị đủ tiền trả nợ, ông Thanh không đồng ý cho nhận lại tài sản.
Ông Thanh khai, thời điểm thực hiện giao dịch với các bị hại "không nhận thức là cho vay tiền, chỉ ký hợp đồng mua bán đất và cổ phần". Nhưng quá trình điều tra, được VKS phân tích, ông đã nhận thức được hành vi của mình là sai và chấp nhận mọi phán quyết của tòa.
Về trách nhiệm dân sự, ông Thanh và hai con gái đồng ý huỷ bỏ các giao dịch đã ký với các bị hại và nhận lại số tiền đã chuyển cho họ. Riêng việc bà Oanh yêu cầu bồi thường hơn 500 tỷ đồng thiệt hại "do mất cơ hội kinh doanh từ hai dự án", ông Thanh không chấp nhận mà đề nghị tòa xem xét theo quy định của pháp luật.
Ý kiến ()