Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 01/11/2024 21:41 (GMT +7)
Nỗi lo tỷ giá tăng
Thứ 6, 24/05/2024 | 09:04:31 [GMT +7] A A
Tỷ giá sau đợt tăng mạnh đã hạ nhiệt khi Ngân hàng Nhà nước can thiệp bằng nhiều biện pháp, tuy nhiên, những ngày gần đây, tỷ giá đang tăng trở lại. Các chuyên gia đánh giá, tỷ giá còn chịu nhiều áp lực từ nay đến cuối năm và có nguy cơ ảnh hưởng đến lạm phát.
Ngày 22/5, tỷ giá trung tâm Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 24.254 đồng/USD, tăng 3 đồng so với hôm trước. Đây là phiên thứ 3 liên tiếp, Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá trung tâm. Áp dụng biên độ 5%, hiện tỷ giá tại các ngân hàng thương mại được phép giao dịch 23.041 - 25.467 đồng/USD mua vào - bán ra. Theo đó, giá mua USD tại các ngân hàng thương mại từ 25.180 - 25.266 đồng/USD, trong đó BIDV đưa ra giá mua USD cao nhất. Còn giá bán ra hiện chủ yếu ở mức 25.466 đồng/USD, ngoại trừ VietinBank niêm yết giá 25.467 đồng/USD. Trên thị trường “chợ đen”, đồng USD hiện được giao dịch ở mức 25.650 - 25.740 đồng/USD.
Tỷ giá tăng đang tác động đến doanh nghiệp vay USD và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. Báo cáo tài chính quý I năm nay cho thấy, nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ khi giá USD liên tục tăng cao.
Tỷ giá tăng đang tác động đến doanh nghiệp vay USD và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu.
Cụ thể, Tổng Cty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí (PVChem) ghi nhận khoản lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ gần 9,4 tỷ đồng. Tổng Cty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) ghi nhận doanh thu thuần trong khi quý I/2024 giảm 16%, về mức 6.243 tỷ đồng. Theo đó, PV Power ghi nhận chi phí tài chính tăng 10% lên 154 tỷ đồng, chủ yếu do tăng lỗ chênh lệch tỷ giá với hơn 70 tỷ đồng.
Cty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland) công bố bị lỗ chênh lệch tỷ giá 452 tỷ đồng trong quý I/2024. Khoản lỗ chênh lệch tỷ giá này đến từ việc đánh giá lại các khoản vay, trái phiếu và khoản mục khác có gốc ngoại tệ.
Tập đoàn dệt may (Vinatex) báo cáo lợi nhuận gộp trong quý I/2024 tăng 5% lên 345 tỷ đồng. Nhưng do tỷ giá tăng, công ty phát sinh khoản lỗ tỷ giá lớn do đánh giá lại số dư gốc vay ngoại tệ khiến lợi nhuận ròng giảm 36% xuống 36,5 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm hiện tại, VNĐ mất giá gần 5%, ngang bằng mức trượt giá được dự báo cho cả năm. Đây là yếu tố bất ổn khiến Ngân hàng Nhà nước phải đối phó nhiều nhất trong quý I/2024. Nhưng nhờ các giải pháp can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá đã bớt căng thẳng, chỉ còn tăng 4,8% so với đầu năm.
Tính đến thời điểm hiện tại, VND mất giá gần 5%, ngang bằng mức trượt giá được dự báo cho cả năm. Đây là yếu tố bất ổn khiến Ngân hàng Nhà nước phải đối phó nhiều nhất trong quý I/2024. Nhưng nhờ các giải pháp can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá đã bớt căng thẳng, chỉ còn tăng 4,8% so với đầu năm.
Báo cáo tư vấn chính sách “Triển vọng kinh tế Việt Nam 2024” mới công bố của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) và Think Future cho biết, ảnh hưởng của tỷ giá tới lạm phát chủ yếu mang tính gián tiếp do hầu hết các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất của Việt Nam đều phải nhập khẩu.
VEPR dẫn các nghiên cứu thực tế tại Việt Nam chỉ ra ảnh hưởng tương đối lớn của tỷ giá đến lạm phát. Một kết quả tương đối thận trọng chỉ ra rằng cứ 1% mất giá đồng VND thì lạm phát sẽ tăng 0,34%. Như vậy nếu theo nghiên cứu này, với mức mất giá 4,5% kể từ đầu năm 2024, lạm phát sẽ tăng thêm 1,5%. Điều này chưa tính tới việc tăng giá tự nhiên như giá xăng trong nước tăng theo giá dầu thế giới. “Lạm phát những tháng đầu năm đang có xu hướng nhích lên. Tháng 3 tăng 3,9%, tháng 4 CPI đã tăng lên 4,4%. Vì vậy thận trọng với tỷ giá là không thừa để kiểm soát lạm phát trong năm 2024”, nhóm nghiên cứu của VEPR đánh giá.
Trước đó, chia sẻ tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2024, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, tỷ giá là một vấn đề lớn của nền kinh tế, nếu không quản lý hiệu quả, sẽ tác động tới lạm phát. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đặt vấn đề quản lý tỷ giá và điều hành trong thời gian tới. “Do độ mở của nền kinh tế nên việc điều hành tỷ giá lúc này rất quan trọng, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành tỷ giá một cách hợp lý”, Phó Thống đốc nói.
Theo ông Tú, Ngân hàng Nhà nước đã có những giải pháp để thực hiện mục tiêu trên như điều tiết lượng tiền trong lưu thông để hài hòa, điều hành lãi suất hợp lý để hài hòa với tỷ giá và tính toán mức độ hợp lý để đạt cả 2 mục tiêu.
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, điều hành tỷ giá trung tâm để chống đầu cơ tích trữ ngoại tệ. Ngân hàng Nhà nước đã đẩy mạnh các công cụ để có lợi ích tối đa cho doanh nghiệp và biện pháp cuối cùng là mang tính chất hành chính, khi buộc phải bán ngoại tệ. Dù mới chỉ là bước đầu sẵn sàng bán ngoại tệ.
Theo tienphong.vn
Liên kết website
Ý kiến ()