Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 12/01/2025 16:35 (GMT +7)
Những thực phẩm tốt cho người bị viêm loét dạ dày
Thứ 5, 02/03/2023 | 10:40:36 [GMT +7] A A
Cà rốt, bí đỏ, ớt chuông đỏ là những thực phẩm nên ăn. Trong khi đó, trái cây có múi lại khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Ợ chua, khó chịu ở dạ dày và đầy hơi là một số tình trạng phổ biến nhiều người mắc. Trong đó, viêm loét dạ dày được xem là tín hiệu đáng báo động của sức khỏe.
Tiến sĩ Deepak Lahoti, khoa Tiêu hóa, Gan và Nội soi, Bệnh viện chuyên khoa Max Super, New Delhi, chia sẻ trên Health Shots về những loại thực phẩm có lợi cũng như gây hại với người bị viêm loét dạ dày.
Cà rốt
Theo tiến sĩ Lahoti, niêm mạc dạ dày là lớp lót bên trong bộ phận này. Nó giúp bôi trơn các loại thực phẩm đến dạ dày, tạo điều kiện cho chúng di chuyển. Nó bảo vệ khoang dạ dày khỏi vi sinh vật gây hại. Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, tình trạng viêm loét dễ dàng xảy ra hơn.
Loét dạ dày là một vết thủng ở lớp niêm mạc bên trong bộ phận này. Nó có thể do tác dụng phụ của thuốc như aspirin hoặc nhiễm vi khuẩn helicobacter pylori. Vết loét nông hoặc sâu tùy thuộc mức độ. Chúng có thể dẫn đến đau, thậm chí chảy máu.
Uống nước ép cà rốt có thể giúp ngăn ngừa những vấn đề này. Bởi trong cà rốt chứa nhiều vitamin A - một chất bảo vệ niêm mạc, chống lại viêm nhiễm và nâng cao sức đề kháng.
Bí đỏ
Tiến sĩ Lahoti cho biết bí đỏ có hàm lượng calo thấp. Song nó lại chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin A và C - 2 chất giúp chữa loét dạ dày hiệu quả.
Vitamin C có tác dụng làm sạch dạ dày. Vitamin A bảo vệ dạ dày khỏi các loại vi khuẩn gây hại.
Bí đỏ còn làm giảm nguy cơ loét dạ dày bằng cách tăng hoạt động của một loại enzyme được gọi là phosphatase kiềm và tăng độ dày của niêm mạc.
Ớt chuông đỏ, cam
Vitamin C có thể được tìm thấy với số lượng lớn trong ớt chuông đỏ và cam. Thông thường, loét dạ dày xảy ra phổ biến hơn ở những người thiếu vitamin C. Do đó, việc bổ sung thực phẩm này vào bữa ăn giúp giảm nguy cơ viêm loét dạ dày.
Dưa vàng
Loại thực phẩm giàu vitamin C tiếp theo được tiến sĩ Lahoti giới thiệu là dưa vàng. Vitamin C trong dưa vàng giúp ngăn chặn tình trạng viêm loét dạ dày diễn biến nặng hơn.
Những thực phẩm cần tránh
Tiến sĩ Lahoti cho hay một số thực phẩm mọi người tiêu thụ hàng ngày có thể làm tăng tính axit và tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Cà phê và rượu: Có một lớp niêm mạc bảo vệ dọc theo đường tiêu hóa và nó sẽ bị bào mòn nếu chúng ta uống rượu. Khi điều này xảy ra, dạ dày có thể bị viêm và chảy máu. Trong khi đó, caffeine của cà phê làm tăng sản xuất axit và trầm trọng các triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày.
- Chocolate: Chocolate cũng gây khó chịu cho những người bị loét dạ dày. Do đó, khi vết loét lành hẳn, chúng ta mới nên ăn thực phẩm này.
- Thức ăn cay: Thức ăn cay không phải là nguyên nhân chính gây viêm loét. Nhưng ở một số người, việc lạm dụng thức ăn cay đã khiến tình trạng của họ trở nên tệ hơn.
- Thực phẩm có tính axit: Theo tiến sĩ Lahoti, cam quýt, cà chua là thực phẩm bệnh nhân viêm loét dạ dày cần tránh. Nếu thường xuyên ăn trái cây có múi và nhận thấy chúng làm nặng thêm hoặc đau dạ dày, chúng ta nên đi khám.
- Uống quá nhiều trà: Theo tiến sĩ Lahoti cho biết uống trà quá nhiều không tốt cho người bị viêm loét dạ dày. Do trà có khả năng làm giãn cơ thắt thực quản dưới và tăng axit dạ dày. Thậm chí, caffein trong trà còn làm vết loét thêm trầm trọng hoặc gây ra chứng ợ nóng.
Theo zingnews.vn
Liên kết website
Ý kiến ()