Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 01/11/2024 21:37 (GMT +7)
Những sự kiện công nghệ nổi bật trong năm 2021
Thứ 5, 06/01/2022 | 16:09:47 [GMT +7] A A
Năm 2021 thực sự là một năm đầy biến động, có quá nhiều điều xảy ra trên thế giới này. Đại dịch, chết chóc, cuộc đua không gian vũ trụ... và công nghệ cũng không ngoại lệ.
Không có thứ gì là tồn tại mãi
Clubhouse - Một ứng dụng trò chuyện âm thanh xuất hiện công khai vào đầu năm 2021 đã làm thay đổi thế giới truyền thông xã hội, cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Cộng đồng người dùng đã coi nó như một biểu tượng, một câu lạc bộ tự do ngôn luận nơi những người tham gia có quyền tự do bày tỏ ý kiến cá nhân, từ những cơ hội đầu tư mới nhất trên sàn tiền mã hóa đến những câu chuyện của tương lai. Chỉ trong tháng 1/2021, ứng dụng này đã thu hút gần 4 triệu lượt tải về, trong đó có những nhân vật nổi tiếng thế giới như Ai Weiwei, Lindsay Lohan và Roger Stone cũng tham gia, thậm chí tỷ phú Elon Musk đã gửi lời mời tham gia ứng dụng tới Tổng thống Nga Vladimir V.Putin.
Những tưởng Clubhouse sẽ thống trị thế giới các phương tiện truyền thông xã hội và nhiều người đã tin rằng tin rằng âm thanh đang dần thế vị trí của văn bản chữ viết, ảnh và video. Tuy nhiên sức nóng của Clubhouse đã kéo theo sự xuất hiện của những sản phẩm nhái hay ăn theo từ các nền tảng truyền thông xã hội khác, nổi bật nhất trong số đó phải kể đến Twitter Spaces và nó nhanh chóng thiêu rụi Clubhouse. Và hiện tại Clubhouse chỉ còn được nhắc đến trong "thì quá khứ".
Điều khiển từ xa không phải dễ dàng
Năm 2021 bắt đầu với sự kiện CES (sự kiện triển lãm thương mại quốc tế về các thiết bị điện tử và công nghệ) được tổ chức trực tuyến hoàn toàn đầu tiên trong lịch sử. Thực sự mà nói thì nó không khác gì một thảm họa bởi những những người chứng kiến không nhìn thấy bất cứ một thứ gì, các căn phòng ảo tối om và không có ai giám sát. Và chúng ta cũng không quên nhắc lại rằng những sự kiện trực tuyến từ các trụ sở của Apple, Google ở Mountainview, khuôn viên Redmond của Microsoft hay các sự kiện Unveiled của Samsung đều đáng được khen ngợi nhờ kỹ năng và thông tin đa dạng mà họ cung cấp.
Bước sang năm 2022, chúng ta cũng được chứng kiến sự kiện kết hợp của CES 2022 với nhiều hoạt động đang diễn ra ở Las Vegas, tuy nhiên năm nay nó đã được hỗ trợ với rất nhiều phương tiện công nghệ ở nhà, các thiết bị kỹ thuật số được tân trang và hy vọng sự kiện này sẽ diễn ra suôn sẻ.
Con người đang bị mạng xã hội thao túng
Bạo động xảy ra ngày 6/1 tại Thủ đô Washington ủng hộ tổng thống Donald J. Trump là một tai họa để lại vết sẹo dài 2.800 dặm trên khắp nước Mỹ, đó là một tổn thương khó chữa lành. Trên Twitter, Trump liên tục lặp lại lời nói dối rằng cơ hội chiến thắng vinh quang nhất của ông đã bị tước bỏ, và nó được lan truyền với tốc độ chóng mặt giống như một hành động "đổ thêm dầu vào lửa" càng lôi kéo nhiều người vào cuộc biểu tình. Twitter và Facebook cuối cùng đã cấm Donald J. Trump. Những hành động đó chứng tỏ mạng xã hội đã lắng nghe cộng đồng, nhưng các nền tảng này cũng lần phải làm nhiều hơn nữa để quản lý hoạt động của người dùng và những nội dung được đăng tải.
Người khổng lồ cũng có lúc thừa nhận sai lầm
Dưới thời Steve Jobs quá cố, Apple liên tục tạo ra những dấu ấn trong lòng khách hàng của mình, họ biết khách hàng muốn gì. Những hiếm khi chúng ta thấy Jobs xin lỗi, thừa nhận sai lầm hay chấp nhận thất bại. Dưới thời CEO Tim Cook, Apple cũng không có nhiều thay đổi. Lần cuối cùng Apple thừa nhận họ đã mắc lỗi là với "thùng rác" Mac Pro, Apple đã cố gắng thay đổi thiết kế ban đầu cho thế hệ Mac Pro tiếp theo. MacBook Pro của Apple cũng đã có những thay thế về các Phím chức năng so với dòng laptop, tuy nhiên người dùng chuyên nghiệp lại yêu cầu trả lại các phím chức năng cũ, đặc biệt là phím Escape.
Năm nay Apple đã giới thiệu M1 MacBook Pro mới, lặng lẽ loại bỏ Touch Bar, ghi nhận sự trở lại của cổng sạc MagSafe được yêu thích. Mặc dù Apple không tạo ra sự thay đổi lớn cho các cập nhật về bàn phím, nhưng những người theo dõi Apple biết rằng đây là cách riêng của Apple để thừa nhận rằng họ đã làm sai.
Sự thống trị của TikTok
TikTok là một trong số ít những thương hiệu truyền thông xã hội được nhiều người biết đến, nền tảng này đã tồn tại được gần hai năm liên tục giám sát từ cả Chính quyền Trump cao cấp và những nhóm ở vị trí thấp hơn, tất cả đều do công ty ByteDance của Trung Quốc sở hữu. Mối lo ngại lớn nhất chính là những nội dung trên TikTok đang cung cấp cho trí tuệ Trung Quốc những dữ liệu cá nhân của rất nhiều người dùng.
Năm 2021 vẫn là một năm bùng nổ về sức mạnh của TikTok, bởi vì nó đã chứng kiến một cộng đồng đông đảo người tham gia, từ Millennials, Gen Y, Gen X và Baby Boomers, những người nổi tiếng trên các lĩnh vực âm nhạc, phim và chương trình truyền hình. Những đối thủ cạnh tranh với TikTok như Triller hay cả Facebook, Instagram, YouTube và Snapchat, cũng đang cố gắng bắt chước nền tảng này.
Tương lai của NFT là không giới hạn
Có thể nói với sự xuất hiện của NFT (tài sản kỹ thuật số) đã khởi động những cuộc tranh cãi không hồi kết, cả những nhầm lẫn và sự phấn khích của những ai tham gia. Hàng triệu người đã lao vào cuộc chiến để tạo ra những thực tế kỹ thuật số, từ các thẻ giao dịch, nhân vật truyện tranh, bức ảnh châm biếm của người nổi tiếng.... Nhiều người tin rằng tương lai của NFT là không giới hạn.
Tuy nhiên có một đội ngũ những người quan tâm khác đang quan ngại rằng NFT giống như một một bong bóng đang bị cường điệu hóa. Bởi những sản phẩm nghệ thuật ở đây thực sự không thể phân loại, được mua bằng những đồng tiền ảo, điều đó có thể vượt khỏi tầm kiểm soát và khiến các nhà đầu tư quá háo hức nắm giữ một núi các túi tiền điện tử rỗng. Mặc dù khoảng cách giữa niềm tin và thực tế có thể thu hẹp lại theo thời gian, khi công nghệ được thiết lập. Nhưng có lẽ điều đó dường như không xảy ra với NFT, khi chung ta đang ngày càng thấy nhiều hơn các NFT mới, chúng được định giá điên rồ và thậm chí được nhìn nhận nghiêm túc hơn về ý nghĩa của nó trong thế giới thực.
Những thay đổi lớn thường kéo theo nhiều rắc rối nhỏ
Bản phát hành Windows 11 từ Microsoft thực sự là một sự kiện đáng nhớ trong năm 2021. Nhiều người sử dụng hài lòng nhưng cũng nhiều người đang thất vọng về sự biến mất của các tính năng cổ điển (nên được giữ lại) hay các lỗi SSD không hoạt động như ý muốn, các bản vá lỗi không cài đặt được và gần đây nhất là lỗi rối loạn kết xuất màu trên một số màn hình - một vấn đề lớn đối với các chuyên gia chỉnh sửa hình ảnh.
Windows thực sự không còn còn là phần mềm đóng gói nữa mà được ví như một dịch vụ cần được liên lục "xoay lốp và thay dầu" khi chúng ta vận hành. Giới hạn nào cũng có thể bị phá vỡ, nhưng khả năng đáp ứng của Microsoft vẫn được đánh giá cao và Windows 11 xứng đáng được coi là bản cập nhật lớn nhất kể từ Windows 7.
Không gì có thể thoát khỏi chuỗi cung ứng
Năm 2021 là năm chúng ta nói chuyện rất nhiều về các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng, "tác dụng phụ" của đại dịch đã bóp nghẹt nguồn cung đối với các công nghệ yêu thích của chúng ta, thâm chí là đến cả những mặt hàng tiêu chuẩn như dòng ô tô truyền thống. Mớ hỗn độn này cũng đã cho chúng ta biết đến những nơi cung cấp các sản phẩm mình đang dùng hằng ngày (phần lớn trong số này liên quan đến công nghệ) nhưng chúng đang được phân phối theo cách cũ, bằng xe tải, tàu chở hàng, cảng và xe lửa, không một cách nào trong đó có nguồn lực tốt hoặc đủ lớn để phục vụ thích hợp cho một thị trường toàn cầu đang phát triển.
Chúng ta không thể chạy theo thế giới ảo
Sự ra đời của Meta và sự nổi tiếng của nó trên Metaverse đã thu hút sự chú ý của rất nhiều công ty công nghệ khác và cả những người hâm mộ tiện điện tử hay Web 3. Nhưng điều chúng ta nhận ra là mình không thể chạy theo vũ trụ ảo, nó không hề thú vị như bạn nghĩ, bởi nó chưa đi vào trật tự. Đại dịch có lẽ không bao giờ kết thúc và chúng ta đang phải sống chung với nó, trong thế giới thực, việc trốn thoát vào thế giới ảo cũng không giúp được gì cho bạn.
Theo Vnreview
Liên kết website
Ý kiến ()