Tất cả chuyên mục
Thứ Bảy, 02/11/2024 14:22 (GMT +7)
Những lưu ý về tăng lương tối thiểu vùng bạn nên biết
Thứ 4, 20/04/2022 | 13:59:18 [GMT +7] A A
Nếu tăng lương tối thiểu vùng thêm 6%, lương của người lao động tăng lên khoảng 180.000 – 260.000 đồng/tháng.
1.7.2022 có thể sẽ tăng 6% mức lương tối thiểu vùng
Mới đây, Hội đồng tiền lương quốc gia đã chốt phương án tăng 6% lương tối thiểu vùng để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Như vậy, nếu phương án này được thông qua, tiền lương tối thiểu vùng được áp dụng trong thời gian tới như sau:
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I, mức lương tối thiểu vùng từ 1.7.2022 là 4,68 triệu đồng/tháng, tăng 260.000 đồng/tháng.
Nếu ở vùng II, mức lương sẽ tăng 240.000 đồng, lên tới 4,16 triệu đồng/tháng.
Nếu ở vùng III, mức lương tối thiểu tăng 210.000 đồng, lên tới 3,63 triệu đồng/tháng.
Còn ở vùng IV, mức lương tối thiểu tăng 180.000 đồng, lên 3,25 triệu đồng/tháng.
Những đối tượng được tăng lương?
Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Đồng thời, mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Vì thế, tiền lương tối thiểu trả cho người lao động (chưa bao gồm phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác) phải ít nhất bằng mức lương tối thiểu vùng được công bố.
Tháng 7 tới, nếu mức lương tối thiểu vùng tăng đúng dự kiến, các doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh tiền lương cho phù hợp. Doanh nghiệp bắt buộc phải tăng lương cho người lao động, nếu mức lương của họ đang thấp hơn so với mức lương tối thiểu vùng mới. Còn nếu hiện tại, mức lương đã cao hơn lương tối thiểu mới thì doanh nghiệp có thể không phải điều chỉnh.
Nếu không tăng lương cho người lao động, doanh nghiệp sẽ bị phạt?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, nếu trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng được công bố, doanh nghiệp sẽ bị phạt vi phạm hành chính như sau:
- Vi phạm không tăng lương cho tổng lao động từ 1 - 10 người lao động, doanh nghiệp bị phạt 20 - 30 triệu đồng.
- Vi phạm không tăng lương cho từ 11 - 50 người lao động, phạt 30 - 50 triệu đồng.
- Vi phạm không tăng lương cho từ 51 người lao động trở lên, phạt 50 - 75 triệu đồng.
Ngoài ra, người sử dụng lao động còn phải trả đủ tiền lương và thêm một khoản tiền lãi cho người lao động.
Theo laodong.vn
Liên kết website
Ý kiến ()