Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 26/01/2025 18:14 (GMT +7)
Những hiện tượng khí hậu đáng chú ý đánh dấu năm 2023
Thứ 3, 02/01/2024 | 11:24:17 [GMT +7] A A
Thế giới đã chứng kiến cuộc chạy đua về khí hậu toàn cầu trong năm 2023 bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, băng và nhiệt độ đại dương.
Năm qua, các kỷ lục khí hậu liên tục được ghi nhận, đưa hành tinh của chúng ta bước sang một kỷ nguyên mới.
Dưới đây là 5 hiện tượng khí hậu đáng chú ý trong năm qua.
Nhiệt độ tăng lên 2 độ C trong vài ngày
Ngưỡng nhiệt độ vượt 1,5⁰C so với thời kỳ tiền công nghiệp đã bị vượt qua nhiều lần trong mùa hè.
Đáng chú ý, ngày 17/11 và đầu tháng 12, thế giới đã ghi nhận cột mốc mang tính biểu tượng khác: Nhiệt độ trung bình toàn cầu đã vượt mức 2 độ C so với mức trung bình giai đoạn 1850-1900.
Dù ngưỡng vượt qua 2 độ C không làm ảnh hưởng đến thỏa thuận khí hậu Paris, nhưng đây là xu hướng đáng lo ngại đang được lặp đi lặp lại ngày càng nhiều.
Độ ẩm cao trong không khí
Tháng 10 là tháng ẩm ướt được ghi nhận trên thế giới. Độ ẩm cao trong không khí rất có thể liên quan đến sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu (làm bốc hơi nước từ các đại dương) và những ảnh hưởng của hiện tượng khí hậu El Nino.
Vẫn chưa chắc chắn rằng, mùa thu vừa qua đã ghi nhận kỷ lục về độ ẩm, nhưng nó cao hơn nhiều so với mức trung bình về lượng mưa toàn cầu.
Nhiệt độ đại dương trở nên tồi tệ
Nhiệt độ bề mặt trung bình của các đại dương đang ở mức kỷ lục kể từ đầu năm.
Khu vực Đại Tây Dương đã ghi nhận nhiệt độ vượt qua mốc 25 độ C trong mùa hè, buộc một số tổ chức khí hậu phải xem lại thang đo biểu đồ của mình, họ vốn không lường trước được mức tăng nhanh như vậy.
Độ lệch nhiệt độ bề mặt toàn cầu (so với mức trung bình) của các đại dương là khoảng 1 độ C gần như suốt mùa hè, mức chênh lệch rất đáng kể. Nhiệt độ tăng sẽ khiến các cơn bão hình thành nhanh và mạnh hơn.
Sông băng và vùng băng rộng lớn liên tục tan chảy
Các sông băng trên thế giới đã tan 8.600km3 kể từ năm 1997 và 960km3 đối với các sông băng châu Âu.
Khu vực các mỏm băng, Nam Cực là nơi lo lắng đối với nhà khí hậu học trong năm qua. Tháng 8, các nhà khoa học ghi nhận băng ở Nam Cực đạt mức thấp nhất, trong khi Bắc Cực, phạm vi băng nhìn chung thấp hơn mức trung bình.
Năm nóng kỷ lục
Quá trình nóng lên toàn cầu và sự trở lại của hiện tượng El Nino khiến năm 2023 trở thành năm nóng nhất, kể từ khi dữ liệu được các nhà khoa học ghi nhận .
Theo Copernicus, độ lệch nhiệt độ so với thời kỳ tiền công nghiệp đã đạt 1,46 độ C, rất gần với giới hạn ngưỡng do Thỏa thuận Paris đặt ra (1,5⁰C). Kỷ lục năm 2023 cao hơn 0,13⁰C so với kỷ lục trước đó của năm 2016.
Theo Dân trí
Liên kết website
Ý kiến ()