Hộ chiếu sứ giả của Nữ hoàng, hộ chiếu đặc biệt của Interpol... là những thứ mà có tiền, bạn cũng khó mua được.
Theobảng xếp hạng các tấmhộ chiếu quyền lựcnhất thế giới 2022, Nhật Bản và Singapore có hộ chiếu được nhiều người mong muốn nhất, bởicó thể ghé thăm 192 điểm đến mà không cần xin visa. Nhưng đó chỉ là hộ chiếu phổ thông. Dưới đây là những cuốn hộ chiếu có tiền cũng khó mua được.
Hộ chiếu ngoại giao
Hộ chiếu ngoại giao là một loại giấy thông hành cấp cho nhân viên chính phủ như đại sứ, nhà ngoại giao hay chính khách... đi nước ngoài. Người sở hữu hộ chiếu này có thể được hưởng quyền miễn trừ hoặc ưu đãi ngoại giao.
Một số quốc gia sở tại sẽ có thỏa thuận song phương, cho phép người sở hữu hộ chiếu ngoại giao và gia đình đi cùng được miễn một số quy định so với người dùng hộ chiếu phổ thông. Ví dụ, một người mang hộ chiếu ngoại giao của Anh có thể ở lại lâu hơn 72 giờ so với thời gian trong quy định, hoặc được miễn visa khi nhập cảnh Trung Quốc.
Những người mang hộ chiếu ngoại giao cũng được phép nhập cảnh hầu hết quốc gia trên thế giới mà không phải đối mặt với các hạn chế đi lại trong Covid-19.
Anh còn có một loại hộ chiếu ngoại giao đặc biệt, QMS (Queen’s Messenger Service), do bộ phận phụ trách thông tin của Nữ hoàng đóng dấu. Đối tượng được cấp là những người chuyển phát nhanh tài liệu ngoại giao. Loại hộ chiếu này đã tồn tại khoảng 800 năm.
Năm 2017, dư luận tranh cãi khi có thông tin rằng Canada cấp quá nhiều hộ chiếu ngoại giao. Thậm chí, nhiều nhà ngoại giao đã nghỉ hưu vẫn giữ hộ chiếu cũ để hưởng đặc quyền khi đi du lịch.
Giáo hoàng Francis không dùng loại hộ chiếu ưu tiên được cấp bởi Vatican. Người đứng đầu Vatican có số hộ chiếu là 1. Cũng vì là người đứng đầu một quốc gia, Giáo Hoàng có quyền miễn trừ ngoại giao, nhận nhiều ưu đãi và bảo vệ tại bất kỳ quốc gia nào Ngài đến thăm, như mọi nguyên thủ quốc gia khác. Tuy nhiên vào 2014, Giáo Hoàng gia hạn hộ chiếu Argentina của mình. Ngài muốn đi khắp thế giới như một công dân bình thường, mà không hưởng bất kỳ đặc quyền nào.
Hộ chiếu Interpol (Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế)
Từ năm 2010, sau Đại hội đồng Interpol lần thứ 79, Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế cấp cho nhân viên hộ chiếu điện tử và thẻ căn cước điện tử. Cuốn hộ chiếu này có màu đen, có vi mạch tích hợp công nghệ cao chứa dấu vân tay và ảnh nhận dạng. Do cần truy bắt tội phạm trên toàn thế giới, người sở hữu hộ chiếu này không cần đến visa để đẩy nhanh quá trình di chuyển.
Hộ chiếu Liên hợp quốc
Thành viên của Liên hợp quốc, Tổ chức Lao động Quốc tế, Tổ chức Y tế Thế giới và một số tổ chức khác có thể sở hữu hộ chiếu này. Loại giấy tờ này lần đầu ra đời vào 1946 và đến năm 2012, được chuyển thành hộ chiếu điện tử.
Hộ chiếu Liên hợp quốc có hai loại: màu xanh và đỏ (dành cho quan chức cao cấp). Người có hộ chiếu đỏ có thể được hưởng một số đặc quyền, quyền miễn trừ ngoại giao cũng như các điều kiện cơ sở vật chất dành cho nhà ngoại giao, khi thực hiện công vụ. Ở một số nước, người sổ hữu hộ chiếu này không cần xin visa.
Không phải ai cũng cần hộ chiếu để ra nước ngoài
Nữ hoàng Anh Elizabeth IIkhông có hộ chiếu, bởi hộ chiếu Anh được cấp nhân danh bà. Bên cạnh đó, các nhân viên quốc phòng thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp ở nước ngoài cũng được phép nhập cảnh mà không cần giấy thông hành. Ví dụ, đội ngũ 55 thành viên của DART Singapore (Đội hỗ trợ và cứu hộ thảm họa) đã đến Christchurch, New Zealand ngay sau trận động đất năm 2011.
Ý kiến ()