Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 01/11/2024 21:30 (GMT +7)
Nhận biết sớm xung huyết dạ dày
Thứ 5, 13/05/2021 | 08:40:49 [GMT +7] A A
Xung huyết dạ dày còn gọi là chảy máu dạ dày là biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày.
Xuất huyết dạ dày - một biến chứng cấp tính nguy hiểm. |
Đây là một bệnh lý không còn xa lạ với chúng ta hiện nay, cũng là một biến chứng cấp tính nguy hiểm có thể gây tử vong nếu bệnh nhân không được chữa trị kịp thời.
Vì sao bị xung huyết dạ dày?
Do người bệnh có tiền sử mắc các bệnh như viêm loét dạ dày - tá tràng mạn tính, ung thư dạ dày... những bệnh này có thể là tác nhân gây tổn thương niêm mạc dạ dày, lâu dần dẫn đến chảy máu dạ dày.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Thói quen ăn uống là yếu tố đầu tiên gây nên các bệnh lý về dạ dày. Việc thường xuyên ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống đồ uống chứa cồn như rượu, bia là nguyên nhân dẫn đến bệnh xung huyết dạ dày. Bởi vì trong rượu chứa Alcohol, chất có thể làm mất đi chất nhầy ở lớp niêm mạc dạ dày và khiến cho chúng bị bào mòn, gây nên các tổn thương.
Do yếu tố thần kinh gây ra: Căng thẳng, stress kéo dài hay mất ngủ thường xuyên sẽ làm tăng sự giải phóng Andrenalin. Chất này gây co niêm mạc dạ dày và làm tăng tiết dịch vị dạ dày, dẫn đến tổn thương lớp niêm mạc và gây nên bệnh xung huyết dạ dày cũng như một số bệnh khác như viêm loét dạ dày, viêm hang môn vị…
Ngoài ra sử dụng rượu, bia, thuốc tân dược cũng được đánh giá là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh gặp phải tình trạng xuất huyết dạ dày.
Triệu chứng của xung huyết dạ dày
Thay đổi sắc tố da: Dạ dày yếu, không thể chuyển hóa các chất dinh dưỡng khiến bệnh nhân mệt mỏi, lâu ngày cơ thể bị suy nhược, da dẻ nhợt nhạt, không có sức sống.
Đau vùng thượng vị: Cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị dạ dày rồi lan rộng khắp vùng bụng. Bệnh nhân có các cơn đau bụng dữ dội, bụng căng cứng, vã mồ hôi lạnh, mặt tái nhợt...
Buồn nôn, nôn ra máu: Nôn ra máu là dấu hiệu xuất huyết dạ dày cơ bản, hầu như người bệnh nào cũng có biểu hiện này. Bệnh nhân thấy đầy bụng, trướng bụng, buồn nôn, cảm giác có mùi tanh lợm ở miệng, nôn ra máu tươi hoặc máu đen, trong máu có thể có lẫn thức ăn. Có thể nôn ra thức ăn rồi mới trào ra máu.
Nôn ra máu là dấu hiệu hết sức nguy hiểm. Nếu tình trạng nôn ra máu nặng, bệnh nhân có thể bị mất máu nhiều, đe dọa đến tính mạng. Vì vậy trong trường hợp này người bệnh cần được cấp cứu kịp thời để cầm máu.
Đi ngoài ra phân có màu đen: Sau khi nôn ra máu, bệnh nhân có thể đi ra ngoài ra phân có màu đen như màu bã cà phê. Phân sền sệt và có mùi khẳm khó chịu, đó là biểu hiện trong phân có máu. Lượng phân càng nhiều và càng có màu đen sậm là dấu hiệu chảy máu dạ dày càng nặng.
Bệnh nhân nôn ra máu và đi ngoài ra máu nhiều hoặc kéo dài khiến cơ thể bị thiếu máu dẫn đến các biểu hiện như: choáng váng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi hột, tụt huyết áp...
Biến chứng nguy hiểm
Chảy máu dạ dày là dấu hiệu nguy hiểm, nếu không thăm khám và điều trị sớm có thể dẫn đến hệ quả như: chảy máu khó cầm cần phải được cấp cứu kịp thời, nếu không có thể gây tử vong. Có thể gây ảnh hưởng chức năng tim mạch..
Đề phòng xung huyết dạ dày
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Hãy ăn uống điều độ, ăn thực phẩm lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng. Tránh đồ nhiều dầu mỡ, cay nóng, ăn nhiều rau xanh, trái cây, những thực phẩm dễ tiêu hóa và tốt cho dạ dày. Không nên để đói quá mới ăn, nên chia thành các bữa nhỏ trong ngày. Không nên ăn những món có khả năng làm tăng tiết dịch vị dạ dày như đồ ăn chua, cay, mặn; hạn chế đồ uống chứa chất kích thích, chứa cồn như rượu bia, cà phê; hãy bỏ thuốc lá để bảo vệ sức khỏe của bạn; làm việc điều độ và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá căng thẳng hay phải thức khua quá muộn; tập thể dục thể thao và vận động thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể nhằm có thể chống lại bệnh tật, bảo vệ sức khỏe; tránh lạm dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm; sinh hoạt hợp lý, không ăn quá no hoặc để bụng quá đói, không ngủ ngay sau khi ăn.
Theo suckhoedoisong.vn
Liên kết website
Ý kiến ()