Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 01/11/2024 19:28 (GMT +7)
Nguyên nhân nào gây ra cơn đau tim khi ngủ?
Thứ 3, 24/09/2024 | 23:28:13 [GMT +7] A A
Đau tim xuất hiện khi ngủ có thể xảy ra với bất kỳ ai, dưới đây là một số nguyên nhân mà bạn cần biết.
Tiến sĩ Balbir Singh - Trưởng Khoa tim mạch, Bệnh viện Max Saket, New Delhi (Ấn Độ) – cho biết, nhiều người cảm thấy khỏe mạnh nhưng lại gặp tình trạng đau tim khi ngủ. Điều có vẻ đột ngột nhưng thực tế đó là đỉnh điểm của các yếu tố rủi ro tiềm ẩn mà bệnh nhân chưa cảm nhận hoặc được kiểm tra.
Có một số lý do tại sao đau tim xảy ra trong khi ngủ:
Nhịp tim không đều
Theo Tiến sĩ Balbir Singh, điều này xảy ra khi các xung điện trong tim mất nhịp và ảnh hưởng đến sự đồng bộ của cơ tim. Các cơn co thắt có thể quá nhanh hoặc quá chậm gây ảnh hưởng đến cơ chế bơm máu của tim.
Hội chứng Brugada là một rối loạn di truyền có thể gây ra nhịp tim bất thường nguy hiểm. Các buồng tim dưới (tâm thất) đập nhanh và không đều, ngăn máu lưu thông bình thường.
Vấn đề với chứng loạn nhịp tim là nhịp tim không đồng đều hoặc rối loạn nhịp tim sẽ trở nên trầm trọng hơn khi cơ thể đột ngột chuyển sang giai đoạn thức trong khi đang trong giấc ngủ.
Quá trình này cũng khiến hormone căng thẳng cortisol tăng vọt trong cơ thể, chuẩn bị cho cơ thể chuyển sang giai đoạn hoạt động. Những dao động nhanh của nhịp tim có thể khiến tim ngừng đập, gây ra tình trạng ngừng tim đột ngột.
Tiến sĩ Balbir Singh giải thích, thông thường, cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi vào giữa đêm. Hệ thần kinh phó giao cảm (chịu trách nhiệm kích thích các hoạt động nghỉ ngơi và tiêu hóa hoặc ăn và sinh sản) giải phóng acetylcholine, một loại hormone làm chậm nhịp tim. Các tình trạng tiềm ẩn như bệnh tiểu đường hoặc mất cân bằng điện giải do mất nước và nồng độ kali và magiê thấp, có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ phó giao cảm, gây ra loạn nhịp tim.
Những cơn nhồi tim do tắc nghẽn gây ra
Theo Tiến sĩ Balbir Singh, sau nửa đêm, mức độ protein làm đặc máu tăng lên khiến tiểu cầu đông nhanh hơn. Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ như cholesterol, béo phì, tăng huyết áp và tiểu đường, bất kỳ điều gì gây ra tình trạng viêm trong cơ thể, thì đông máu có thể là tác nhân cuối cùng và ngăn chặn lưu lượng máu đến tim.
Ngừng thở khi ngủ
Với tình trạng này, các cơ của bạn, đặc biệt là các cơ ở vùng cổ được thư giãn khi ngủ. Vì vậy, đường thở của bạn bị xẹp, co lại và việc cung cấp oxy cho phổi bị chậm lại.
Nếu bạn ngừng thở trong 10 giây hoặc lâu hơn một cách ngắt quãng trong khi ngủ, điều này sẽ gây căng thẳng cho tim.
Ngoài ra, huyết áp của bạn thường giảm vào ban đêm, có thể tăng và kích hoạt một đợt hormone gây căng thẳng như cortisol và adrenaline.
“Điều này gây thêm căng thẳng cho tim để bình thường hóa huyết áp của bạn. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, chứng ngưng thở khi ngủ làm tăng tình trạng viêm, thay đổi thành mạch máu và gây ra nhịp tim bất thường, tất cả đều có thể gây ra cơn đau tim”, Tiến sĩ Balbir Singh nói.
Theo laodong.vn
Liên kết website
Ý kiến ()