Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 12/01/2025 16:55 (GMT +7)
16 nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 2 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIV
16/07/2021 - 19:50 [GMT +7]
Kỳ họp thứ 2 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua 16 nghị quyết quan trọng, có ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Ninh trong năm 2021 và những năm tiếp theo.
01. Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2021
Mục tiêu phấn đấu 6 tháng cuối năm 2021:
- GRDP đạt tối thiểu 11,78%;
- Thu ngân sách nhà nước không thấp hơn 31.000 tỷ đồng,
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 55.000 tỷ đồng.
Nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm:
1. Chủ động trong phòng, chống dịch bệnh Covid–19
2. Giữ vững sức sản xuất của các trụ cột đảm bảo hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2021
3. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách nhà nước
4. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược
5. Chú trọng phát triển văn hóa, xã hội; thực hiện hiệu quả các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững
6. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quy hoạch, đất đai, xây dựng, tài nguyên, khoáng sản, đô thị, gắn với bảo vệ môi trường, chống lãng phí, thất thoát nguồn tài nguyên.
7. Đẩy mạnh công tác thanh tra, tư pháp, phòng, chống tham nhũng, lãng phí; giải quyết khiếu nại, tố cáo
8. Bảo đảm quốc phòng, an ninh; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại
9. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tạo sự đồng thuận xã hội
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIV, Kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16/7/2021 và có hiệu lực từ ngày thông qua.
02. Nghị quyết về Phê duyệt chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:
- Thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo tăng tối thiểu 02 lần so với năm 2020.
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình 3%/năm.
- Đến hết năm 2022 không còn thôn, bản đặc biệt khó khăn theo tiêu chí mới. 100% cơ sở giáo dục đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ giáo viên.
- Lao động trong độ tuổi được qua đào tạo nghề đạt 87,5% 100% số xã duy trì xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã
- Duy trì 100 % số hộ dân trên địa bàn được sử dụng điện an toàn và nâng cao chất lượng điện.
- Trên 99% số hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh…
- Đến hết năm 2022, có 100% số xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo đạt chuẩn nông thôn mới.
- Đến năm 2025, có trên 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và trên 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 100% đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới...
Định hướng mục tiêu đến năm 2030:
- Thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo tối thiểu bằng 1/2 thu nhập bình quân chung của tỉnh.
- Duy trì giảm tỷ lệ hộ nghèo trung bình 1,5%/năm.
- 100% số xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Phạm vi, đối tượng và thời gian thực hiện Chương trình:
a) Phạm vi:
Tại địa bàn các xã, thôn, bản thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh giai đoạn 2021 – 2025; tập trung ưu tiên địa bàn các xã, thôn mới hoàn thành Chưong trình 135, ra khỏi diện đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020.
b) Đối tượng:
- Xã, thôn, bản thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh Quảng Ninh.
- Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số. Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở các xã, thôn, bản thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu sổ, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh Quắng Ninh.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế - xã hội đầu tư và hoạt động ở địa bàn các xã, thôn, bản thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh Quảng Ninh.
c) Thời gian thực hiện: Từ ngày 1/8/2021 đến hết 31/12/2025. Căn cứ kết quả thực hiện giai đoạn 2021-2025, HĐND tỉnh sẽ xem xét thông qua việc thực hiện chương trình giai đoạn 2026-2030.
Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
a) Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, liên thông, tổng thể vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo.
b) Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; trọng tâm là đào tạo nghề cho lao động trẻ, gắn với tạo việc làm, tăng thu nhập và xây dựng đội ngũ cán bộ CCVC người dân tộc thiểu số và người công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
c) Phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư; tổ chức lại sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, gia tăng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ...
d) Thực hiện tốt các chính sách an sinh, nâng cao phúc lợi xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo. Chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số và phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.
e) Tăng cường xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với thể trận lòng dân vững chắc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo.
f) Huy động lồng ghép các nguồn vốn để tạo ra nguồn lực tổng hợp đầu tư, phát triển KT-XH ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, trong đó nguồn lực nhà nước giữ vai trò quan trọng, quyết định để huy động các nguồn lực khác.
Nguồn lực thực hiện:
a) Ngân sách nhà nước:
Dành tối đa 3% tổng chi ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã), không bao gồm nguồn dự phòng cải cách tiền lương, nguồn dự phòng ngân sách và các khoản trả nợ (khoảng 4.000 tỷ đồng cho cả giai đoạn)
b) Các nguồn lực huy động hợp pháp khác
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIV, Kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16/7/2021 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/7/2021.
03. Nghị quyết "Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng khó khăn khác trên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh"
Quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng khó khăn khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
1. Đối với người sinh sống tại cộng đồng:
a) Giai đoạn từ ngày 1/8/2021 đến ngày 31/12/2022: Mức chuẩn trợ giúp xã hội là 450.000 đồng/tháng
b) Giai đoạn từ ngày 01/01/2023 trở đi: Mức chuẩn trợ giúp xã hội là 500.000 đồng/tháng
2. Đối với người nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội: Mức chuẩn trợ cấp xã hội là 500.000 đồng/người/tháng
Áp dụng đối với công dân có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
1. Trẻ em dưới 16 tuổi thuộc 12 nhóm trẻ em
a) Trẻ em dưới 02 tuổi sinh ra từ bà mẹ bị nhiễm HIV/AIDS.
b) Trẻ em nhiễm HIV/AIDS.
c) Trẻ em mắc bệnh cần phải điều trị dài ngày
d) Trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng
đ) Trẻ em bị xâm hại tình dục phải sinh con và đang nuôi con; trẻ em dưới 6 tuổi sinh ra từ trẻ em bị xâm hại tình dục.
e) Trẻ em thuộc hộ nghèo.
g) Trẻ em thuộc hộ cận nghèo.
h) Trẻ em tự kỷ, trẻ em khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng.
i) Trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em là nạn nhân của tai nạn thương tích hoặc bị bạo lực.
k) Trẻ em thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định của Nhà nước; trẻ em có hộ khẩu thường trú tại các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; trẻ em là con của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
l) Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ; trẻ em thuộc gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, rủi ro đột xuất được ủy ban nhân dân cấp xã (nơi đối tượng thường trú) xác nhận.
3. Người cao tuổi thuộc 5 nhóm người cao tuổi:
a) Người từ đủ 75 tuổi đến dưới 80 tuổi đang sinh sống trên địa bàn các xã, thị trần thuộc vùng biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số và miền núi thuộc khu vực I (theo quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ) không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng khác.
b) Người từ đủ 75 tuổi đến dưới 80 tuổi đang sinh sống trên địa bàn các xã, thị trấn thuộc vùng biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số và miền núi thuộc khu vực I, II, III (theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ) nay đã ra khỏi diện và không thuộc đối tượng quy định tại quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng khác.
c) Người từ đủ 70 đến dưới 75 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng khác.
d) Người cao tuổi không có khả năng lao động, thuộc hộ nghèo.
e) Người từ đủ 70 tuổi đến dưới 80 tuổi đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng, chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế; Người từ đủ 70 tuổi trở lên đến dưới 80 tuổi không có lương hưu, không được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hoặc trợ cấp xã hội hàng tháng và chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo các chính sách khác.
4. Người bệnh nặng, ốm đau thường xuyên, người mắc bệnh cần điều trị dài ngày không có khả năng lao động tạo ra thu nhập thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Các chính sách hỗ trợ:
1. Trợ cấp xã hội hằng tháng
2. Hỗ trợ bảo hiểm y tế
3. Hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh
4. Hỗ trợ chi phí điều trị người bị thương nặng
5. Hỗ trợ học phí và chi phí học tập cho trẻ đang đi học
6. Hỗ trợ chi phí mai táng
7. Hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở
8. Hỗ trợ lương thực
9. Hỗ trợ đối với hộ nghèo
10. Mức trợ cấp vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày cho đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội.
11. Mức phí chi trả dịch vụ chi trả và định mức chi cho công tác quản lý chính sách trợ giúp xã hội
Nguồn kinh phí thực tiện:
Do ngân sách địa phương đảm bảo theo phân cấp ngân sách hiện hành
04. Nghị quyết về điều chỉnh, phân bổ dự toán chi ngân sách cấp tỉnh năm 2021
Điều chỉnh, phân bổ dự toán chi ngân sách cấp tỉnh năm 2021
1. Về chi đầu tư phát triển:
a) Điều chỉnh giảm kế hoạch vốn của 13 dự án: 581.155 triệu đồng.
b) Điều chỉnh tăng 581.155 triệu đồng để dự nguồn phân bổ cho dự án đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đến TX Đông Triều, đoạn từ đường tỉnh 338 đến TX Đông Triều (Giai đoạn 1)
c) Phân bổ nguồn vốn thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản và chuẩn bị đầu tư năm 2021: 86.409 triệu đồng.
2. Về chi thường xuyên:
a) Điều chỉnh giảm: 177.645 triệu đồng
b) Điều chỉnh tăng số tiền là: 177.645 triệu đồng
Dự toán chi thường xuyên sau điều chỉnh: 6.411.127 triệu đồng bằng với dự toán giao tại Nghị quyết số 328/NQ-HĐND ngày 8/2/2021.
c) Phân bổ kinh phí tăng cường cơ sở vật chất, trường học, lớp học hỗ trợ cho các địa phương khó khăn chưa tự cân đối ngân sách; nhiệm vụ, đề án chương trình của toàn ngành giáo dục tỉnh Quảng Ninh là 508.500 triệu đồng.
Bổ sung kế hoạch trả nợ ngân sách cấp tỉnh năm 2021:
23.177 triệu đồng từ nguồn kết dư ngân sách cấp tỉnh năm 2020.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16/7/2021 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.
05. Nghị quyết phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công
Phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư 12 dự án đầu tư công, gồm:
I. Điều chỉnh chủ đầu tư thực hiện dự án từ Sở Y tế thành BQL đầu tư các công trình dân dụng và công nghiệp đối với 7 dự án thuộc lĩnh vực y tế:
1. Dự án Đầu tư xây dựng công trình Nâng cấp, mở rộng Bệnh viện y dược Cổ truyền tỉnh Quảng Ninh.
2. Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Trung tâm Y tế thành phố Móng Cái.
3. Dự án đầu tư bổ sung cơ sở vật chất cho Trung tâm Bảo trợ tâm thần thuộc Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần tỉnh Quảng Ninh.
4. Dự án Cải tạo nâng cấp, mở rộng Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu.
5. Dự án đầu tư bổ sung cơ sở vật chất kết hợp với cải tạo và nâng cấp, mở rộng khuôn viên Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ.
6. Dự án đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Lão Khoa tỉnh Quảng Ninh.
7. Dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng Trung tâm y tế huyện Tiên Yên.
II. Điều chỉnh gia hạn 1 năm thời gian thực hiện đối với 3 dự án:
1. Nâng cấp một số ngầm tràn trên đường tỉnh 330 huyện Ba Chẽ.
2. Dự án chợ trung tâm huyện Ba Chẽ.
3. Dự án đường đấu nối đường tỉnh 326 với quốc lộ 279 đoạn qua cụm công nghiệp Hoành Bồ và trung tâm xã Thống Nhất, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
III. Điều chỉnh quy mô tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, thời gian thực hiện đối với 2 dự án:
1. Dự án đường từ nút giao chợ Rộc đến nút giao Phong Hải, TX Quảng Yên giai đoạn 1.
2. Dự án đường nối KCN Cái Lân qua KCN Việt Hưng đến đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16/7/2021 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.
06. Nghị quyết về việc thông qua danh mục các dự án, công trình thu hồi đất, có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất và quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh đợt 3 năm 2021
Thông qua danh mục các dự án, công trình thu hồi đất, có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất và quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đợt 3 trên địa bàn tỉnh năm 2021, bao gồm:
1. Danh mục các dự án, công trình thu hồi đất, có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất, gồm:
- 39 dự án, công trình thu hồi đất theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Luật Đất đai năm 2013 với tổng diện tích 1.102,16 ha
- 14 dự án, công trình có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng 26,27 ha đất trồng lúa; 04 dự án, công trình cần chuyển mục đích 5,69 ha đất rừng phòng hộ; 01 dự án, công trình cần chuyển mục đích 0,15 ha đất rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 58, Luật Đất đai năm 2013.
2. Chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện 5 dự án, công trình theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Lâm nghiệp năm 2017; Điều 1 Nghị định 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ với tổng diện tích 713ha. Trong đó: 38,7 ha rừng sản xuất là rừng trồng; 6,013 ha rừng phòng hộ.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16/7/2021 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.
07. Nghị quyết về việc hủy bỏ danh mục dự án, công trình đã được HĐND tỉnh thông qua nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ và danh mục các dự án thu hồi đất nhưng quá 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất, chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất
Hủy bỏ danh mục dự án, công trình đã được HĐND tỉnh thông qua nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ và danh mục các dự án thu hồi đất nhưng quá 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất, chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất, bao gồm:
- Hủy bỏ 05 công trình, dự án đã được HĐND tỉnh thông qua nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ tại các Nghị quyết: Nghị quyết số 89/NQ-HĐND ngày 12/12/2017; Nghị quyết số 26/NQ-HDND ngày 27/7/2016; Nghị quyết số 192/NQ-HĐND ngày 30/7/2019.
- Hủy bỏ 10 công trình, dự án đã được HĐND tỉnh thông qua danh mục thu hồi đất tại các Nghị quyết: Nghị quyết số 89/NQ-HĐND ngày 12/12/2017; Nghị quyết số 26/NQ-HĐND ngày 27/7/2016; Nghị quyết số 192/NQ-HĐND ngày 30/7/2019; Nghị quyết số 272/NQ-HĐND ngày 09/7/2020.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16/7/2021 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.
08. Nghị quyết điều chỉnh mức thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu tại Nghị quyết số 62/2017/NQ-HĐND ngày 07/7/2017 của HĐND tỉnh về việc quy định mức thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh theo luật phí và lệ phí, thay thế Nghị quyết số 42/2016/NQ-HĐND ngày 07/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Điều chỉnh Nghị quyết số 62/2017/NQ-HDND ngày 07/7/2017 của HĐND tỉnh về việc quy định thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh theo Luật Phí và Lệ phí, thay thế Nghị quyết số 42/2016/NQ-HĐND ngày 07/12/2016 của HĐND tỉnh như sau:
1. Mức thu đối với Thuốc lá điếu: 8.000 đồng/kiện (1 kiện bằng 50 tút)
2. Mức thu đối với Rượu: 8.000 đồng/kiện (đóng gói theo quy định của nhà sản xuất)
3. Các mặt hàng khác, mức thu 100% theo quy định tại tiết: 2.3.1, 2.3.2 và từ tiết 2.3.5 đến tiết 2.3.13 tại điểm 2.3, mục 2, phần 2 - Phụ lục 1 Nghị quyết số 62/2017/NQ-HDND ngày 07/7/2017 của HĐND
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIV, Kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16/7/2021 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/7/2021.
09. Nghị quyết về việc thông qua Chương trình giám sát năm 2022 của HĐND tỉnh khoá XIV, nhiệm kỳ 2021-2026
Tại kỳ họp thường lệ giữa năm và cuối năm 2022, HĐND tỉnh sẽ thực hiện các nhiệm vụ đúng trình tự, thẩm quyền, quy định của pháp luật như: Xem xét các báo cáo Thường trực HĐND tỉnh, các ban HĐND tỉnh, UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan; Tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh.
Tổ chức triển khai giám sát chuyên đề về: Việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất trong các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2021 (từ quý I/2022 và báo cáo HĐND tỉnh tại Kỳ họp thường lệ giữa năm 2022).
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16/7/2021 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.
10. Nghị quyết ban hành Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của HĐND tỉnh.
Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
- Thường trực, các ban, các tổ, đại biểu HĐND tỉnh và các cơ quan, tố chức, cá nhân liên quan đến bí mật nhà nước của HĐND tỉnh Quảng Ninh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
- Giao Thường trực, các ban, các tổ và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
11. Nghị quyết ban hành Quy định về một số chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
-Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
-Thường trực, các ban, các tổ và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
12. Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIV, Kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16/7/2021 và có hiệu lực từ ngày thông qua.
13. Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh
14. Nghị quyết về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri gửi Kỳ họp thứ 21 HĐND tỉnh khóa XIII, nhiệm kỳ 2016 – 2021
HĐND tỉnh tán thành với Báo cáo số 407/BC-HĐND ngày 8/7/2021 của Thường trực HĐND tỉnh về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 21 và các kiến nghị chưa được giải quyết dứt điểm trong các kỳ trước của HĐND tỉnh khóa XIII, nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Tổng số kiến nghị cử tri là 90 nội dung. Đến nay, đã có 56/90 nội dung kiến nghị đã được chỉ đạo xem xét, giải quyết xong đạt 62,2%; có 34/90 (chiếm 37,8%) nội dung đã được chỉ đạo giải quyết nhưng chưa dứt điểm cần quan tâm chỉ đạo giải quyết trong thời gian tới.
HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo, giải quyết có kết quả các nội dung kiến nghị của cử tri đang giải quyết nhưng chưa dứt điểm, trả lời còn chung chung, chưa rõ thời hạn, tiến độ hoàn thành, không đi vào trọng tâm nội dung cử tri kiến nghị, đặc biệt là những kiến nghị của cử tri đã được các cơ quan chức năng cam kết thời gian, tiến độ giải quyết. Cụ thể: 15 kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp 21; 19 kiến nghị cử tri gửi tới các kỳ họp 13, 15 và 18 (Nghị quyết số 324/NQ-HĐND).
15. Nghị quyết miễn nhiệm Uỷ viên Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh đối với ông Hoàng Bá Nam và ông Nguyễn Văn Công.
Xác nhận kết quả miễn nhiệm chức vụ ủy viên UBND tỉnh Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với:
- Ông Hoàng Bá Nam, Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, do đã nhận nhiệm vụ mới.
- Ông Nguyễn Văn Công, Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do đã nhận nhiệm vụ mới.
16. Nghị quyết phê chuẩn kết quả bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh đối với ông Nguyễn Minh Sơn
Xác nhận kết quả bầu chức vụ Ủy viên UBND tỉnh Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Nguyễn Minh Sơn, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ý kiến ()