Tất cả chuyên mục
Thứ Hai, 13/01/2025 05:33 (GMT +7)
Nên uống bao nhiêu nuớc mỗi ngày?
Thứ 3, 04/04/2023 | 11:04:11 [GMT +7] A A
Uống nước là điều cần thiết để có một sức khoẻ tốt nhưng uống bao nhiêu nước một ngày là đủ thì không phải ai cũng biết.
Uống bao nhiêu nước mỗi ngày?
Nghe chừng là một câu hỏi đơn giản nhưng lại không có câu trả lời chính xác. Các nhà nghiên cứu và chuyên gia đưa ra rất nhiều khuyến nghị khác nhau nhưng nhu cầu nước của mỗi cá nhân còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố dựa trên độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khoẻ, nơi bạn sinh sống,...
Chúng ta không có công thức uống nước duy nhất phù hợp với tất cả mọi người. Nhưng biết thêm về nhu cầu chất lỏng của cơ thể sẽ giúp bạn ước tính lượng nước cần uống mỗi ngày.
Lợi ích của việc uống nước là gì?
Nước rất cần thiết cho sức khỏe, con người chỉ có thể tồn tại trong vài ngày nếu không có nó. Nước chiếm 75% trọng lượng cơ thể ở trẻ sơ sinh và 55% trọng lượng cơ thể ở người lớn tuổi. Mọi tế bào và bộ phận trong cơ thể bạn đều cần nước để hoạt động. Lợi ích của việc uống nước bao gồm:
-
Giúp da mịn màng, đàn hồi
-
Tăng năng lượng hoạt động chi não bộ và cơ bắp
-
Điều hòa thân nhiệt và huyết áp
-
Bôi trơn khớp
-
Bảo vệ cột sống và các mô cơ thể
-
Loại bỏ chất thải cơ thể thông qua mồ hôi, nước tiểu
-
Phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, táo bón,...
Mỗi ngày uống bao nhiêu nước là đủ?
Chắc hẳn bạn đã nghe qua lời khuyên nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên không có bằng chứng khoa học nào chứng minh cho việc đó. Đối với một số người, họ duy trì việc uống 2 lít nước mỗi ngày là đủ nạp cho cơ thể nhưng những người khác có thể cần nhiều hơn.
Ví dụ bạn có thể sẽ cần uống thêm nước nếu bạn là phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú để đảm bảo sức khoẻ. Hay khi bạn sống ở vùng khí hậu nóng và hoạt động thể chất đổ mồ hôi nhiều, hoặc bị sốt, tiêu chảy, cơ thể cũng sẽ cần được nạp nhiều chất lỏng hơn,...
Lượng nước bạn cần nạp mỗi ngày sẽ thay đổi trong suốt cuộc đời của bạn. Nói chung, nhu cầu uống nước của chúng ta cao nhất ở độ tuổi từ 20 đến 50 và sau đó giảm xuống do quá trình trao đổi chất của chúng ta chậm lại. Vậy bạn nên uống bao nhiêu nước? Câu trả lời rất đơn giản: uống khi bạn khát và lắng nghe cơ thể.
Những dấu hiệu sau sẽ cho thấy cơ thể bạn đang gặp tình trạng thiếu nước:
-
Đói và thèm đồ ngọt: Khi cơ thể thiếu nước sẽ gây ra cảm giác đói, thèm ăn, đặc biệt là đồ ngọt.
-
Đi tiểu ít, giảm lượng nước tiểu: Nếu số lần đi tiểu trong ngày chỉ khoảng 2 - 3 lần hoặc không đi tiểu trong nhiều giờ chính là biểu hiện của cơ thể đang bị thiếu nước.
-
Nước tiểu có màu sẫm và đặc: Nước tiểu sẫm màu hơn, đậm đặc hơn có thể cho thấy bạn đang trong tình trạng mất nước.
-
Khô da: Khô da là dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi cơ thể thiếu nước.
-
Miệng khô và có mùi hôi: Cơ thể bị thiếu nước sẽ giảm tiết nước bọt, khiến cho miệng bị khô và có mùi hôi.
-
Nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai: Cơ thể thiếu nước ảnh hưởng đến hoạt động của não và hệ tuần hoàn gây ra các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt và ù tai.
Còn dấu hiệu cho thấy bạn đã uống đủ nước được cho là khi bạn hiếm khi cảm thấy khát, da bạn có sự đàn hồi, màu nước tiểu của bạn rất nhạt và có ít hoặc không có mùi.
Nước lọc được khuyến nghị sử dụng để giải khát và cung cấp nước cho cơ thể. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể hấp thụ nước thông qua các đồ uống khác hoặc thực phẩm có hàm lượng nước cao, như trái cây và rau quả.
Một số thực phẩm giàu nước là trái cây, rau, đậu, sữa chua, gạo lứt và súp. Hãy ưu tiên uống nước và cố gắng tránh các loại đồ uống có đường, có thể gây ra các vấn đề về trao đổi chất.
Theo vtc.vn
Liên kết website
Ý kiến ()