Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 12/01/2025 19:43 (GMT +7)
Nắng nóng, nhiệt độ cao: Người có vấn đề về sức khỏe cần giữ an toàn
Thứ 7, 03/06/2023 | 09:14:00 [GMT +7] A A
Biến đổi khí hậu khiến chúng ta phải trải qua những đợt nắng nóng kéo dài hơn. Người đang mắc bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường... hãy chú ý để bảo vệ sự an toàn của mình. Những người cảm thấy sức khỏe không ổn cần trao đổi với bác sĩ để có giải pháp.
Những người cần được chú ý khi nhiệt độ tăng cao
Điều cần lưu ý là bất kỳ tình trạng bệnh mãn tính nào cũng là một vấn đề khi nắng nóng, nhưng có một số đối tượng có nguy cơ cao về sức khỏe khi nhiệt độ quá nóng.
Người già và bất cứ ai dùng thuốc đều ảnh hưởng đến khả năng giữ nước của cơ thể, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu, có thể dễ bị bệnh liên quan đến nhiệt nhiều hơn. Nếu bạn có bất kỳ tình trạng nào sau đây, điều quan trọng là phải thận trọng trong những ngày có nhiệt độ cực cao:
Bệnh tim: nhiệt độ cao có thể làm tăng nguy cơ đau tim, rối loạn nhịp tim và suy tim.
Hen suyễn: bất cứ ai bị hen suyễn, đặc biệt là trẻ em, có thể cảm thấy khó thở hơn vào những ngày nắng nóng. Một số bằng chứng cho thấy rằng ống hít được bảo quản ở nhiệt độ quá cao có thể không hoạt động tốt, có thể khiến một liều thuốc không được đầy đủ như nhiệt độ bình thường.
Bệnh phổi: nhiệt có thể gây kích ứng phổi, gây ra các cơn bùng phát cho người lớn hút thuốc, mắc bệnh hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) - ngay cả đối với những người dành phần lớn thời gian ở trong nhà. Nhiệt cũng làm tăng ô nhiễm không khí ozone và nguy cơ mất nước, cả hai đều có thể gây khó thở hơn.
Sức khỏe tâm thần: có bằng chứng rõ ràng về nhiều trường hợp tự tử và phạm tội bạo lực hơn vào những ngày cực kỳ nóng. Nhiệt cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của triệu chứng ở những người bị rối loạn tâm thần và tâm thần phân liệt.
Bệnh tiểu đường: những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2 gặp khó khăn hơn trong việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và lượng đường trong máu khi trời nóng. Nhiệt độ quá cao cũng có thể làm hỏng insulin, máy bơm insulin và máy đo đường huyết.
Mang thai: nhiệt độ cao hơn và ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra quá sớm hoặc nhẹ cân.
Nhiệt độ quá cao có thể làm xáo trộn sự cân bằng của các khoáng chất thiết yếu trong máu được gọi là chất điện giải đối với nhiều người mắc bệnh mãn tính (đặc biệt là bệnh tim và thận) hoặc bệnh tiểu đường. Khi điều này xảy ra, một người có thể cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn hoặc đau đầu. Trong những trường hợp cực đoan, cơn đau tim, nhịp tim không đều (loạn nhịp tim) hoặc các vấn đề với các cơ quan khác có thể xảy ra. V
iệc nhập viện trong các đợt nắng nóng kéo dài hai ngày trở lên thường là do say nắng, mất cân bằng nước và điện giải cũng như suy thận cấp. Ở những người lớn tuổi, nguy cơ nhập viện cao kéo dài đến năm ngày sau ngày nóng nhất.
Phòng ngừa như thế nào?
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyên nên tìm hiểu cách tránh, phát hiện và điều trị các bệnh liên quan đến nhiệt. Hiện tại, các nhà khoa học không có đủ bằng chứng để khuyến nghị về thay đổi chế độ dùng thuốc khi nhiệt độ thay đổi. Nhưng người bệnh có thể nói chuyện với bác sĩ về tình hình của mình và thực hiện các bước để kiểm soát sức khỏe của mình khi trời nóng.
Người có bệnh mãn tính nên tìm cách để căn nhà/phòng bạn ở thoáng mát, đừng đợi cảnh báo thời tiết với nhiệt độ tăng cao mới hành động hoặc dùng nhiều loại thuốc.
Việc đầu tiên là xem dự báo thời tiết vào buổi sáng và chú ý đến những ngày nóng hơn bình thường ở nơi người bệnh sống và đặc biệt là tránh không ra ngoài trời nếu không cần thiết, vì điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu các triệu chứng của người bệnh đã từng bùng phát vào những ngày trời nóng, càng phải cần thận trọng hơn khi ra ngoài. Nếu đi ra ngoài, hãy cố gắng ở trong bóng râm. Người bệnh hãy cảnh giác với cảm giác về cơ thể và tìm một nơi mát mẻ nếu cảm thấy các triệu chứng phát sinh.
Người bệnh nên thường xuyên uống nước và đồ uống bổ sung chất điện giải. Một số đồ uống thể thao có chất điện giải nhưng có thể có nhiều đường. Đó có thể là một vấn đề đối với những người mắc bệnh tiểu đường, vì vậy hãy đọc nhãn cẩn thận.
Biến đổi khí hậu do đốt nhiên liệu hóa thạch đã khiến những đợt nắng nóng nguy hiểm hơn, đôi khi gây chết người ngày càng phổ biến trên toàn cầu.
Trong những năm gần đây, hơn 1/3 tổng số ca tử vong liên quan đến nắng nóng ở Mỹ và trên toàn thế giới là do biến đổi khí hậu. Chỉ riêng ở Mỹ, nhiệt độ cao là nguyên nhân gây ra khoảng 5.600 ca tử vong hằng năm.
Tại Việt Nam chưa có con số thống kê tử vong liên quan đến nhiệt, nắng nóng nhưng người có bệnh vẫn cần chú ý để giữ sự an toàn cho mình.
Theo kinhtedothi.vn
- Những loại thực phẩm giúp ngăn ngừa mất nước ngày nắng nóng
- Dự báo thời tiết 3/6: Miền Bắc giảm nắng nóng, Trung Bộ vẫn rát rạt
- Miền Bắc sẽ mưa dông dài ngày sau đợt nắng nóng gay gắt
- Nắng nóng kéo dài dẫn đến khó khăn về nguồn điện và vận hành hệ thống điện miền Bắc
- Bắc Bộ và Trung Bộ tiếp tục nắng nóng gay gắt, có nơi trên 40 độ C
- Nhiều khu vực có nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ lên đến 39 độ C
- Tháng 6/2023 sẽ nắng nóng gay gắt kéo dài và khốc liệt hơn năm 2022
Liên kết website
Ý kiến ()